Mỹ xem xét trừng phạt Trung Quốc vì xây đảo và bành trướng ở Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo dự luật mà thượng nghị sĩ Marco Rubio vừa trình lên thượng viện Mỹ, các tổ chức, cá nhân Trung Quốc như lực lượng hải cảnh, hải quân, công ty xây dựng và cả dân quân biển tham gia xây đảo và các hoạt động phi pháp ở Biển Đông sẽ nằm trong danh sách trừng phạt.

 Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio vừa trình dự luật áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc liên quan đến các hoạt động trái phép tại Biển Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio vừa trình dự luật áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc liên quan đến các hoạt động trái phép tại Biển Đông


Theo chuyên san The Diplomat (Nhật Bản) ngày 8-12, thượng nghị sĩ Marco Rubio vào ngày 6-12 đã trình dự thảo “Luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông” lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Dự luật có đoạn: “Trung Quốc không được phép tiếp tục theo đuổi những tuyên bố chủ quyền phi pháp và tiến hành quân sự hóa khu vực tối quan trọng đối với an ninh toàn cầu”.

“Những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp và đe dọa đến an ninh khu vực cũng như nền thương mại Mỹ... An ninh cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực và lợi ích kinh tế riêng của chúng ta không thể bị đe dọa bởi việc Trung Quốc có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế để giành thế thống trị ở Biển Đông và biển Hoa Đông”, ông Rubio lưu ý.

 

Doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây đảo phi pháp (trong ảnh là công trình trái phép trên Đá Tư Nghĩa chiếm của Việt Nam) sẽ nằm trong danh sách trừng phạt theo dự luật của TNS Marco Rubio
Doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây đảo phi pháp (trong ảnh là công trình trái phép trên Đá Tư Nghĩa chiếm của Việt Nam) sẽ nằm trong danh sách trừng phạt theo dự luật của TNS Marco Rubio


Dự luật của ông Rubio còn đề xuất siết chặt và tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt trong trường hợp Trung Quốc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hay tiếp tục các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Theo dự luật này, Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ cho bất kỳ quốc gia nào đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Một số chuyên gia Mỹ hoan nghênh dự luật này, gọi đây là biện pháp của Mỹ nhằm “dằn mặt” và kiềm chế Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Policy, chuyên gia Bonnie Glaser tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS, Mỹ) nhận định dự luật này cho thấy “Mỹ có sẵn nhiều công cụ để kiềm chế chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.

 

Cả lực lượng hải cảnh Trung Quốc hoạt động hung hăng ở Biển Đông cũng bị đưa vào tầm ngắm của dự luật mà TNS Marco Rubio vừa trình lên Thượng viện Mỹ
Cả lực lượng hải cảnh Trung Quốc hoạt động hung hăng ở Biển Đông cũng bị đưa vào tầm ngắm của dự luật mà TNS Marco Rubio vừa trình lên Thượng viện Mỹ



Trong khi đó, một số chuyên gia khác cảnh báo dự luật này nếu được thông qua có thể hủy hoại quan hệ song phương Mỹ - Trung Quốc, thậm chí đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.


Dự luật này nếu được thông qua sẽ là một bước chuyển biến mới trong chính sách của chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20-1-2017. Mới đây ông Trump đã chính thức lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về sự bành trướng quân sự ở Biển Đông.

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Mỹ đã điều các tàu chiến cùng máy bay quân sự tiến hành các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Những chiến dịch này được giới chuyên gia đánh giá là nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.