Mứt gừng mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm nào cũng vậy, khi chớm đông, mấy vạt gừng trong vườn nhà cũng dần héo tàn, báo hiệu mùa thu hoạch gừng bắt đầu. Và thể nào, mẹ cũng sẽ làm món mứt gừng vừa cay mềm, vừa ngọt thơm rồi gửi lần lượt cho mấy chị em tôi trên phố.

Gừng là cây thuốc chữa được nhiều bệnh, cũng là một trong những gia vị quen thuộc giúp các món ăn thêm đậm đà. Củ gừng qua bàn tay khéo léo của mẹ đã tạo ra nhiều món ngon: trà gừng, canh gừng, chè nếp gừng, mứt gừng... Trong rất nhiều loại mứt thì mứt gừng mẹ làm là ngon nhất vào những ngày đông.

Món mứt gừng. Ảnh: Ngọc Ảnh
Món mứt gừng. Ảnh: Ngọc Ảnh


Nếu mứt quất mang đến sự an khang, thịnh vượng; mứt dừa, mứt hạt sen mang đến sự sum vầy, hạnh phúc, đủ đầy… thì mứt gừng với vị cay cay, nồng ấm của gừng hòa với vị ngọt thanh của lớp đường phủ bên ngoài lại mang đến một cuộc sống ấm êm, một sự khởi đầu năm mới thuận lợi, may mắn. Bố tôi bảo: “Ngày Tết, vừa uống ly trà nóng vừa nhâm nhi với lát mứt gừng thì còn gì bằng”.

Ở quê tôi, nhà nào cũng trồng gừng. Ít thì một bụi, nhiều thì vài ba vạt hoặc có khi là cả vườn. Nhà trồng để làm gia vị khi cần, nhà thì để đem bán vào dịp cuối năm. Nhà tôi cũng trồng gừng nhưng không nhiều. Sau gần một năm dày công chăm sóc, gừng thu hoạch được, mẹ sẽ dành một phần làm giống cho mùa sau, phần sẽ làm quà thơm thảo cho cô dì chú bác, rồi thì để làm gia vị cho các món ăn trong bữa cơm hàng ngày. Phần nhiều hơn cả, mẹ dành làm mứt gừng cho cả nhà.

Gừng được trồng vào khoảng tháng Giêng và phát triển trong khoảng 8 đến 10 tháng. Bắt đầu từ tháng 10 trở đi là có thể thu hoạch. Mẹ tôi thường chọn những củ gừng bánh tẻ còn tươi nguyên, không bị dập để làm mứt. Gừng đảm bảo không quá non cũng không quá già. Nếu gừng non, mứt sẽ không có độ săn, đậm đà; nếu gừng quá già, mứt sẽ có vị cay nồng, nhiều xơ. Món mứt gừng chất lượng phải có màu vàng ruộm, khi ăn không có xơ, không đắng, cũng không bị nát.

Mẹ rửa sạch từng củ gừng để loại bỏ lớp đất còn dính bên ngoài rồi dùng thìa cạo sạch lớp vỏ, thái gừng thành lát vừa ăn. Toàn bộ gừng sau khi thái lát được ngâm với một chút muối trong thời gian ngắn. Tiếp theo, mẹ luộc sơ qua gừng lát đã ngâm rồi vớt ra, rửa với nước sạch. Mẹ bảo, làm thế, gừng sẽ bớt vị cay nồng và sẽ cho màu vàng đẹp hơn.

Mẹ đem ướp gừng đã luộc với đường theo tỷ lệ phù hợp trong thời gian nhất định. Cách làm này sẽ giúp đường tan và ngấm đều vào từng miếng gừng, giúp mứt gừng có vị cay ngọt vừa phải sau khi rim. Mẹ bắc chảo đáy dày, miệng rộng lên bếp, đẩy lửa cho đến khi chảo nóng, rồi cho hỗn hợp gừng đã ướp vào chảo. Khi rim gừng, việc canh lửa được coi là khâu vô cùng quan trọng. Mẹ giữ lửa riu riu và đảo gừng đều tay. Mẹ bảo, đặc tính của gừng là nóng và nhanh khô. Bởi vậy, để không bị cháy, khi thấy đường bắt đầu hình thành bột màu trắng và bám vào từng miếng gừng, mẹ bắc chảo ra khỏi bếp, tiếp tục đảo đều tay để gừng cho màu sáng đẹp. Chờ khi gừng nguội hẳn, mẹ cho vào lọ thủy tinh để ăn dần.

Với chị em tôi, trong số những thức quà mùa đông, món mứt gừng mẹ làm luôn là số một. Buổi chiều mùa đông, tôi nhận được hũ mứt gừng mẹ gửi từ dưới quê lên kèm theo dòng chữ “Nhớ dùng vào buổi sáng để tránh ho và cảm lạnh nghe con!”. Nâng niu món quà của mẹ, lòng tôi rưng rưng niềm hạnh phúc ấm áp khó nói thành lời.

 

AN VIÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...