Một người Quảng Ngãi năm 1988 ra vườn vô tình nhặt được đồ cổ là chiếc ấn đồng, hé lộ điều gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiếc ấn đồng Thừa tuyên sứ ty được tìm thấy tại thành Châu Sa (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) hé mở nhiều thông tin quan trọng.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Ngày Mồng 6 tháng 11 năm Hồng Đức thứ nhất (1470) vua Lê Thánh Tôn hạ chiếu thân chinh đánh Chiêm Thành. Ngày Mồng 1 tháng 3, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 2 (1471), hạ được  thành Chà Bàn.  

Tháng 6, lấy đất Chiêm Thành đặt làm đạo thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa và đặt 3 ty ở đạo thừa tuyên Quảng Nam.


 

Ấn đồng Thừa tuyên sứ ty do một người dân xã Tịnh Châu trong lúc làm vườn đã nhặt được vào năm 1988.
Ấn đồng Thừa tuyên sứ ty do một người dân xã Tịnh Châu trong lúc làm vườn đã nhặt được vào năm 1988.



Theo Hồng Đức Thiên nam dư hạ tập, vua Lê Thánh Tôn đem đất Chiêm Thành đặt làm đạo Quảng Nam thừa tuyên, quản lãnh 3 phủ, 9 huyện, đặt 3 ty: Đô ty (Đô tổng binh sứ ty) chức trách nắm giữ binh lính, Thừa ty (Thừa chính sứ ty) nắm giữ sổ sách quân và dân và Hiến ty (Hiến sát sứ ty) giữ chức trách đàn hặc tội lỗi của quan lại và thẩm xét tra hỏi việc hình ngục và đặt vệ quân Thanh Hoa gồm 5 sở.

Đạo thừa tuyên Quảng Nam quản lĩnh 3 phủ, 9 huyện: Phủ Thăng Hoa quản lĩnh 3 huyện: Lê Giang, Hà Đông và Hi Giang. Phủ Tư Nghĩa quản lĩnh 3 huyện: Bình Sơn, Mộ Hoa và Nghĩa Giang; Phủ Hoài Nhân quản lĩnh 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn.

Các thư tịch cổ chép về việc vua Lê Thánh Tôn cho lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, tuy nhiên nơi đặt lỵ sở đầu tiên của đạo thừa tuyên Quảng Nam là ở đâu, sử liệu ghi chép chưa rõ. Đại Nam Nhất thống chí có sự hồ nghi cho rằng lỵ sở Tam ty của đạo thừa tuyên Quảng Nam đặt tại thành Châu Sa (Quảng Ngãi).

Sách Đại Nam nhất thống chí chép: Thành cổ Châu Sa ở xã Châu Sa, huyện Bình Sơn. Chu vi hơn 5 mẫu 5 sào. Tương truyền có hai thuyết: Một thuyết nói là thành Đại La của Chiêm Thành; có thuyết nói là Vệ thành của Tam ty đời Lê. Chưa rõ thuyết nào đúng.

Bí mật này được hé lộ khi vào năm 1988, gia đình một người dân ở xã Tịnh Châu trong lúc làm vườn đã nhặt được chiếc ấn đồng và đã hiến tặng chiếc ấn này cho Bảo tàng lịch sử TP.Hồ Chí Minh. Chiếc ấn đã được nghiên cứu và thông báo trong hội nghị khảo cổ học thường niên năm 1988.

Ấn đồng có hình vuông, mỗi cạnh 8cm, dày 1cm, tay cầm hình chuôi vồ cao 8cm, trên lưng ấn có khắc 3 dòng chữ Hán: Bên phải có 2 dòng, dòng ngoài 12 chữ  “Quảng Nam đẳng xứ tán trị  thừa tuyên sứ ty chi ấn” (Ấn thừa tuyên sứ ty trị an các xứ Quảng Nam).

Dòng trong có 4 chữ Thượng bảo ty tạo (Ty Thượng Bảo chế tạo). Bên trái có một dòng 6 chữ Hồng Đức nhị niên nguyệt nhật (Ngày tháng năm Hồng Đức thứ hai (1471)).

Mặt ấn có khắc 12 chữ triện dạng vuông, thành 3 hàng mỗi hàng 4 chữ: “Quảng Nam đẳng xứ tán trị thừa tuyên sứ ty chi ấn”. Như vậy, đây là chiếc ấn đồng của ty Thừa tuyên sứ dùng cai trị, vỗ yên các xứ Quảng Nam. Ấn do ty Thượng bảo chế tạo năm Hồng Đức thứ hai (1471).

Thành Châu Sa hiện nay thuộc TP.Quảng Ngãi  được vua Lê chọn để đặt cơ quan Thừa tuyên sứ ty gồm Đô ty, Thừa ty, Hiến ty của đạo thừa tuyên Quảng Nam, là đạo thứ 13 quản lý Quảng Nam đẳng xứ (các xứ ở Quảng Nam) bao gồm vùng đất Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) vào đến Hoài Nhân (Bình Định) giáp ranh với hai tiểu quốc Hoa Anh và Nam Bàn thời Lê.

Quảng Ngãi có vai trò quan trọng trong các xứ Quảng Nam, do đó được chọn đặt làm cơ quan đầu não của đạo thừa tuyên Quảng Nam. Đúng như Đại Nam nhất thống chí chép Thành cổ Châu Sa là Vệ thành của Tam ty đời Lê, đây là thành đắp đất của Chămpa được xây dựng ở khoảng thế kỷ thứ VIII, gồm thành nội và thành ngoại có diện tích hơn 10km2 bao gồm các xã Tịnh Châu, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Thiện của TP.Quảng Ngãi.

Vua Lê Thánh Tôn sau khi bình Chiêm đã chọn thành Châu Sa Quảng Ngãi để đặt cơ quan đầu não quân sự, hành chính, chính trị của đạo thừa tuyên Quảng Nam, từ đó cho thấy Quảng Ngãi có vai trò quan trọng trong đạo thừa tuyên Quảng Nam.


Từ chiếc ấn “Quảng Nam đẳng xứ tán trị  thừa tuyên sứ ty chi ấn” tìm thấy tại thành Châu Sa Quảng Ngãi đã củng cố vững chắc về sự hiện diện đầu tiên của chính quyền Đại Việt tại Châu Sa Quảng Ngãi được Đại Nam Nhất thống chí nhắc đến.

Mốc năm 1471 niên hiệu Hồng Đức thứ hai với việc lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, là đạo thứ 13 của Đại Việt thời Lê Thánh Tôn, sự kiện này có thể xem là điểm khởi đầu trong việc xác lập rõ ràng chính quyền Đại Việt, so với nhà Hồ trước đó, mở đường cho quá trình di dân khẩn hoang mạnh mẽ của người Việt trên vùng đất các xứ Quảng Nam.

 

https://danviet.vn/mot-nguoi-quang-ngai-ra-vuon-vo-tinh-nhat-duoc-do-co-la-chiec-an-dong-he-lo-dieu-gi-20220505164902634.htm
 

Theo TS Đoàn Ngọc Khôi (Báo Quảng Ngãi)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.