Một người nước Nam kỳ lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là tên cuốn sách về giáo sư - viện sĩ Phạm Huy Thông (1916-1988) vừa được ấn hành.

Giáo sư - viện sĩ Phạm Huy Thông là một trong những gương mặt trí thức sáng danh thế kỷ 20. Tại tọa đàm khoa học tưởng niệm 95 năm ngày sinh Phạm Huy Thông (2011), giáo sư Nguyễn Đình Chú đã trân trọng đánh giá đó là
Giáo sư - viện sĩ Phạm Huy Thông là một trong những gương mặt trí thức sáng danh thế kỷ 20. Tại tọa đàm khoa học tưởng niệm 95 năm ngày sinh Phạm Huy Thông (2011), giáo sư Nguyễn Đình Chú đã trân trọng đánh giá đó là "Một người nước Nam kỳ lạ".



Cuốn sách Một người nước Nam kỳ lạ được chia làm 2 phần chính: "Chiến sĩ cách mạng - Nhà khoa học tài năng" và "Thi sĩ Huy Thông - Giọng anh hùng ca khởi đầu trong thơ Việt".

Ngoài ra còn một bản phụ lục những hình ảnh hoạt động khoa học của giáo sư lúc sinh thời và các hội thảo khoa học tưởng niệm ông (1996, 2016).

Ông Phạm Huy Thông nguyên quán làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, sinh tại phố Hàng Bạc (rue des changeurs), Hà Nội.

Tốt nghiệp cử nhân luật Trường đại học Luật Đông Dương, ông sang du học tại Pháp và đỗ tiến sĩ luật học, thạc sĩ sử - địa, sau đó làm việc tại Trường Đông Phương thuộc Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp.

Từ năm 1956 đến khi qua đời, ông là giám đốc đầu tiên Trường đại học Sư phạm Hà Nội, chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa II - III, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, viện trưởng Viện Khảo cổ, phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam).

Ông được Viện hàn lâm Khoa học Cộng hòa dân chủ Đức trao tặng danh hiệu Viện sĩ nước ngoài (1987), truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 về khoa học công nghệ (2000); tên ông được đặt cho con phố chạy quanh hồ Ngọc Khánh, Hà Nội (2001).

Theo KIỀU MAI SƠN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…