Một chậm trễ, nhiều hệ quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự chậm trễ của nhiều chính sách thuế không chỉ khiến các đối tượng được thụ hưởng thiệt thòi mà còn kéo theo nhiều hệ lụy liên quan.

Ví dụ như chậm điều chỉnh ngưỡng thuế thu nhập cá nhân vốn đã quá lỗi thời cho người làm công ăn lương không chỉ khiến thu nhập của họ bị teo tóp, đời sống khó khăn mà còn ảnh hưởng đến sức tiêu thụ trong nền kinh tế. Cứ hình dung thế này, chi tiêu chưa đủ còn phải lo đóng thuế, người tiêu dùng sẽ thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu, dẫn đến hàng hóa ế ẩm kéo theo sản xuất đình đốn, doanh nghiệp (DN) không hoạt động hết công suất, nói gì đến chuyện tăng trưởng.

Tương tự với thuế đánh trên xăng. Cũng vì giảm nhỏ giọt, chậm trễ nên không tạo được hiệu ứng mạnh, kéo mặt bằng giá cả hàng hóa, cước vận chuyển trên thị trường giảm theo. Việc này khiến Chính phủ và các bộ, ngành đang đau đầu truy tìm, rà soát những ngành hàng, dịch vụ cố tình neo giá bất hợp lý. Việc này vừa tốn thời gian, vừa không hiệu quả. Trong khi các đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế VAT và thuế bảo vệ môi trường cho xăng nếu được thực hiện sớm thì làm gì có cơ hội cho giá hàng hóa liên tục bị đẩy lên cao trong suốt mấy tháng qua.

Không chỉ thế, việc chính sách tài khóa chậm trễ cũng đang đẩy chính sách tiền tệ vào thế phải nhìn trước ngó sau. Thông thường hết tháng 6, room tín dụng cho các ngân hàng sẽ được phân bổ. Thế nhưng năm nay, đã bước sang tháng 8 Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái gì ngoài việc kiểm soát chặt chẽ đầu ra vì lo sợ lạm phát. Mà nguyên nhân của lạm phát đã được phân tích khá kỹ, là do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Nên nhớ, room tín dụng của cả năm nay, năm phục hồi kinh tế chỉ 14% so với mức hơn 13% của năm 2021, năm đóng cửa chống dịch hầu hết thời gian. Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng chỉ được nới lỏng nếu giảm thuế với xăng dầu, từ đó giúp CPI được kiểm soát chắc hơn.

Nhìn lại gần 3 năm chống dịch, khá nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm chia sẻ với người dân, DN nhưng trong quá trình thực thi cũng bị chậm trễ vì nhiều lý do. Ví dụ với các sắc thuế đánh trên xăng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã hơn một lần thúc giục các bộ, ngành có liên quan trình lên. Bởi thẩm quyền thuộc Quốc hội nhưng nếu ở dưới không trình lên thì Quốc hội cũng không thể có ý kiến.

Hay việc giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất 0% trả lương người lao động năm 2021 bị tắc vì thủ tục, trong đó không ít những quy định vô lý, không thể thực hiện được. Ở thời điểm hiện tại, việc giải ngân tiền hỗ trợ cho người lao động thuê nhà cũng rất thấp. Dự kiến sẽ có 3,4 triệu lao động được hưởng với số tiền giải ngân lên đến 6.600 tỉ đồng, song đến nay, tiền hỗ trợ mới đến tay hơn 200.000 người lao động. Mới nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính phải hối thúc các địa phương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện ngay việc này...

Việc chậm trễ hay cố tình chậm trễ không chỉ khiến hiệu quả của chính sách bị giảm sút mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và DN về sự chia sẻ, đồng hành của nhà nước. Nó cũng cho thấy, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc đề xuất, kiến nghị, xây dựng và thực hiện chính sách.

Nên thay vì hối thúc, đã đến lúc phải truy trách nhiệm xem cá nhân nào, đơn vị nào chậm trễ hay cố tình chậm trễ để có chế tài cụ thể. Chỉ có thế mới hết tình trạng trên rải thảm, dưới rải đinh từ chủ trương cho tới thực hiện.

Theo Niên An (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.