‘Mây tận thế’ hiếm gặp xuất hiện ở Quảng Ngãi: Có đáng sợ như nhiều người nghĩ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh được cho là mây tận thế Asperitas có hình thù kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi.
Những đám mây Asperitas xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

Những đám mây Asperitas xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

“Nhìn sợ sợ…”

Theo đó, hình ảnh của những đám mây mang hình thù kỳ lạ như những gợn sóng nhấp nhô, được cho là mây tận thế Asperitas được một tài khoản đăng tải trên mạng xã hội với dòng trạng thái: “Ảo diệu trên bầu trời Quảng Ngãi. Nhìn sợ sợ!”. Ngay sau đó, bài viết nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Không ít người tỏ ra thích thú trước hình thù kỳ dị của những đám mây này, có người lo lắng cho rằng đây là một điềm báo không lành.

Trao đổi với Thanh Niên, anh Nguyễn Thanh Hòa (28 tuổi, ngụ TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi) cho biết những bức ảnh được chụp lại chiều tối 1.6 ở P.Quảng Phú, khi anh vô tình nhìn thấy những đám mây có hình thù đặc biệt trên bầu trời. Sau đó, anh đã chia sẻ lên mạng xã hội để mọi người cùng chiêm ngưỡng hiện tượng này.

“Là chủ một fanpage về thiên văn nên khi nhìn thì mình nhận ra đây là mây tận thế. Hiện tượng này mình từng xem gián tiếp nhiều, nhưng lần này hết sức đặc biệt vì nó xuất hiện ở nơi mình ở. Thật sự rất thú vị và bất ngờ", anh nói.

Nhiều người cho biết đã chứng kiến những đám mây kỳ lạ vào thời điểm nói trên. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

Nhiều người cho biết đã chứng kiến những đám mây kỳ lạ vào thời điểm nói trên. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

Phía dưới bài đăng, nhiều người cũng chia sẻ những ảnh tương tự mình chụp được về những đám mây lạ thời điểm đó và cho rằng đó là mây tận thế Asperitas. Anh Phan Quỳnh (ngụ Quảng Ngãi) cho biết thời điểm đó anh cũng thấy được sự đặc biệt của những đám mây trên bầu trời nên đã nhanh chóng chụp lại.

“Chỉ tưởng có mỗi mình thấy lạ, hóa ra nhiều người cũng chụp lại giống mình. Mình cũng gọi mọi người trong nhà ra xem những đám mây đặc biệt này, ai cũng thích thú. Nếu nhìn kỹ thì có phần sợ không biết đó có phải là điềm xấu gì không. Sau đó, tôi có tìm hiểu trên mạng thì mới biết đây là mây tận thế, cũng là một hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam", anh nói.

Quan sát hình ảnh những đám mây, tài khoản Nguyệt Châu bình luận: “Nhìn ảo thiệt sự! Bầu trời luôn chứa đựng nhiều điều kỳ thú mà chúng ta chưa khám phá hết". “Mây này không xa lạ gì với mình, trước đó mình có biết đến thông qua mạng xã hội. Nhưng đây là lần đầu tiên trong đời được chứng kiến, nhìn rợn người một chút".

Hiện tượng hiếm gặp

Dựa vào hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) nhận định đây đúng là loại mây gợn sóng không đều, được gọi là Asperitas (hay mây tận thế).

“Loại mây này khá hiếm gặp, mới được định nghĩa và phân loại trong ít năm gần đây. Nó là hệ quả xảy ra khi có nhiều luồng gió thổi theo những hướng khác nhau ở độ cao hoặc vị trí khác nhau, khiến cho cấu trúc của mây trở nên hỗn loạn và tạo nên hình ảnh giống như những gợn sóng hỗn độn.

Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, đây đúng là loại mây gợn sóng không đều, được gọi là Asperitas. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, đây đúng là loại mây gợn sóng không đều, được gọi là Asperitas. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

Đây là hiện tượng hiếm gặp. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

Đây là hiện tượng hiếm gặp. Ảnh: Nguyễn Thanh Hòa

Vì hình ảnh này có phần giống với những cảnh thường thấy trong những phim hoặc game về đề tài thảm họa, cộng với sự hiếm gặp của nó, nên một số người liên tưởng tới những sự kiện như vậy”, nhà nghiên cứu nói thêm.

Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết trên thực tế, hiện tượng này không báo trước bất cứ sự kiện nào và thậm chí cũng không báo hiệu một hiện tượng hay giai đoạn khắc nghiệt đặc biệt nào của thời tiết. Những ai nhìn thấy loại mây này có thể coi đó là một trùng hợp may mắn vì được tận mắt nhìn thấy một hiện tượng hiếm xảy ra trên bầu trời.

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.