Mãi xứng đáng là đại biểu của dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- 75 năm trước, ngày 6-1-1946, toàn thể nhân dân Việt Nam đã đi bầu cử Quốc hội-cơ quan đại diện cao nhất cho quyền làm chủ đất nước của mình. Đó là cuộc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Việc ra đời Quốc hội khóa I là thành quả cao nhất, chứng minh cho niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mà Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo. Để rồi, 75 năm qua, Quốc hội Việt Nam mãi xứng đáng là đại biểu của dân.

Từ thân phận nô lệ, đứng lên dưới ngọn cờ của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, giành chính quyền về tay mình trong bối cảnh chính trị rối ren, đất nước bị xâu xé bởi các thế lực thực dân, đế quốc trong những ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ II, có thể nói, đó là điều chưa bao giờ người dân một nước bị đô hộ cả trăm năm như Việt Nam dám nghĩ đến. Vì vậy, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội, người dân Việt Nam “không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, với tư cách là người làm chủ đất nước, đã nô nức cầm lá phiếu đi bầu người đại diện cho mình.

Từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, bất chấp lưỡi lê, họng súng của quân Pháp và bọn Việt gian, quần chúng đã hăng hái tham gia cuộc bầu cử ngày 6-1-1946 với tất cả lòng nhiệt huyết, tinh thần dũng cảm của mình. Có người đã hy sinh để bảo toàn lá phiếu của dân bầu Quốc hội.

Con số hơn 90% cử tri đi bầu cử là bằng chứng sinh động cho lòng tin của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Cách mạng do Người đứng đầu. Chỉ có đi theo Nhà nước ấy, người Việt Nam mới có thể vĩnh viễn trút bỏ thân phận nô lệ, đứng lên thành người tự do, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

Bằng việc kêu gọi toàn dân bỏ phiếu bầu Quốc hội để Quốc hội bầu ra bộ máy Chính phủ quản lý đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nói với toàn thể nhân dân Việt Nam rằng, sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của dân, do dân bầu ra và sẽ vì dân mà phục vụ. Với việc thông qua Hiến pháp năm 1946 làm cơ sở hiến định để nhân dân ta được hưởng quyền tự do dân chủ và thực hiện quyền lực Nhà nước của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh điều ấy.

Nếu nói niềm tin của dân với Đảng và Bác Hồ là yếu tố cơ bản làm nên thành công của cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946 thì suốt 75 năm qua, cũng chính niềm tin ấy đã làm cho Quốc hội Việt Nam ngày càng trưởng thành, xứng đáng là cơ quan đại diện cao nhất cho quyền làm chủ đất nước của nhân dân.

Vì vậy, lịch sử 75 năm của Quốc hội Việt Nam là lịch sử của quá trình tự đổi mới chính mình để theo kịp những bước tiến dài của đất nước. Bằng chính sự hiệu quả, hiệu lực trong quá trình thực hiện quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của đất nước.

Nhìn lại các khóa gần đây, không ai có thể phủ nhận sự nỗ lực vượt bậc của Quốc hội. Thành phần đại biểu phổ quát hơn, chất lượng đại biểu cao hơn, hoạt động của Quốc hội cũng hiệu quả hơn. Bằng cách công khai những phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ, Quốc hội đã ngày càng thực quyền hơn. Cử tri cả nước cũng ngày càng tin tưởng vào Quốc hội khi thấy rằng hoạt động lập pháp ngày càng bài bản, phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân, của quốc gia, dân tộc chứ không phải vì lợi ích phe nhóm nào.

Từ thực tế lịch sử 75 năm của Quốc hội Việt Nam, có thể khẳng định một điều rằng, đã là cơ quan dân cử, dù là ở bất kỳ cấp nào, muốn dân tin thì phải hết lòng vì dân. Vì dân không chỉ ở lời phát biểu trên nghị trường, ở việc ra nghị quyết sau mỗi kỳ họp, mà ở việc kiểm tra, giám sát của mỗi đại biểu đối với những việc mà cử tri đã gửi gắm, đề đạt.  

75 năm qua, bài học của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước vẫn còn vẹn nguyên giá trị, khi năm nay, chúng ta sẽ bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin dân, tôn trọng sự lựa chọn của dân là cách để Nhà nước chứng minh sự thống nhất chí hướng, thống nhất hành động với toàn dân trong quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

 

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.