Lừa đảo qua mạng-lời cảnh báo chưa bao giờ thừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thống kê cho thấy, bình quân cứ 220 người Việt Nam dùng điện thoại thông minh thì có 1 người trở thành nạn nhân của nạn lừa đảo trực tuyến. 18.900 tỷ đồng là số tiền không hề nhỏ mà các đối tượng lừa đảo đã cướp đi của người Việt Nam trong năm 2024.

7290.png
Ảnh: Internet

Các hình thức lừa đảo của các đối tượng rất đa dạng và tinh vi. Trong đó, 3 hình thức phổ biến nhất trong năm 2024 gồm: dụ dỗ người dùng tham gia các sàn đầu tư tài chính giả, hứa hẹn lợi nhuận cao; giả mạo danh tính cơ quan, tổ chức và lừa thông báo trúng thưởng, khuyến mãi lớn; giả mạo người của các cơ quan pháp luật để đe dọa người dân chuyển tiền… Trong đó, hơn 70,7% người dùng từng nhận được lời mời đầu tư tài chính vào các sàn giao dịch không rõ nguồn gốc nhưng cam kết không rủi ro, lợi nhuận cao.

Tình trạng lừa đảo đầu tư qua mạng xuất hiện từ nhiều năm trước và ngày càng tinh vi, số tiền chiếm đoạt cũng nhiều hơn. Bằng những lời mời chào ấn tượng và hấp dẫn như: “Trở thành triệu phú ngay cả khi đang ngủ”, “Kiếm trăm triệu đồng dễ như trở bàn tay”… cùng những câu chuyện được vẽ ra từ các diễn giả tự xưng là “bậc thầy”, “chuyên gia”, “đại sư”... trong lĩnh vực làm giàu đã khiến cho không ít người cảm thấy cơ hội đổi đời như đang mở ra trước mắt.

Nhiều người đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí là nhiều tỷ đồng đầu tư tài chính ảo để rồi phải mang nợ vào người bởi chính tham vọng làm giàu mù quáng của mình.

Có thể kể như vụ Nguyễn Quang Hoàng-Tổng Giám đốc Công ty Tài chính GFDI tại Đà Nẵng và một số đồng phạm chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đồng của 7.541 khách hàng vừa bị khởi tố cuối tháng 11. Vụ việc chưa kịp lắng xuống thì mới đây, Công an Hà Nội lại triệt phá đường dây lừa đảo trên mạng quy mô đặc biệt lớn với tổng giá trị tiền và tang vật thu giữ hơn 5.200 tỷ đồng do Phó Đức Nam (30 tuổi, biệt danh Mr Pips), một nhân vật nổi bật trên TikTok và YouTube cầm đầu.

Núp dưới danh nghĩa công ty hoạt động về lĩnh vực tư vấn đầu tư tài chính, môi giới chứng khoán, các đối tượng đã thành lập 44 văn phòng trên cả nước. Riêng Hà Nội có hơn 1.900 nhân viên là quản lý và kinh doanh hoạt động chuyên nghiệp. Với hệ thống chân rết hoạt động như bán hàng đa cấp nên mặc cho truyền thông tuyên truyền, các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo thì danh sách nạn nhân vẫn tiếp tục nối dài.

Chỉ đến khi những khoản nợ khổng lồ đè nặng lên vai, nhiều người mới giật mình tỉnh ngộ rằng chính họ đang giúp cho những “bậc thầy”, những tiến sĩ rởm giàu lên chứ không phải đang biến ước mơ làm giàu của mình trở thành hiện thực. Dính bẫy lừa của Nam, người mang nợ đầm đìa, kẻ phải tán gia bại sản.

Còn nhớ, cách đây vài năm, vụ án lừa đảo của Phạm Thanh Hải, một người từng “nổi tiếng” trên mạng xã hội trong vai “tiến sĩ”, diễn giả của dự án “học làm giàu siêu tốc” đã khiến dư luận dậy sóng. Với “bánh vẽ” làm giàu từ trồng cây mắc ca “tỷ đô”, Phạm Thanh Hải đã lừa đảo hơn 2.700 tỷ đồng từ các nhà đầu tư thiếu hiểu biết và tham lãi suất cao, đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn đốn…

Mong muốn làm giàu, đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận là nhu cầu của mỗi cá nhân. Góp vốn vào bất kỳ ngành nghề hoặc lĩnh vực nào không bị pháp luật nghiêm cấm là quyền lựa chọn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, mỗi người dân cần hết sức tỉnh táo, trước khi đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng để đưa ra quyết định khôn ngoan, bởi miếng phô mai miễn phí chỉ có trên bẫy chuột mà thôi!

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.