Lời nhắc của thiên nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai năm qua, việc cá heo xuất hiện ở vùng biển sát bờ, chim di cư ở bán đảo Sơn Trà, các loài cò và hệ thực vật phát triển ở các bãi bồi ven sông Hàn, sông Cẩm Lệ… không chỉ làm người dân thích thú, mà còn tạo ra không khí thảo luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học.

Còn khá sớm để kết luận từ những hiện tượng này về chất lượng môi trường, hệ sinh thái một số khu vực của TP.Đà Nẵng. Nhưng các nghiên cứu đã xác nhận số lượng loài và cá thể từng loài đã và đang tăng lên. Và việc cần làm ngay hiện nay là cần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trong cộng đồng, góp phần vào quá trình phát triển quần thể động vật hoang dã, bên cạnh các đề án xây dựng Đà Nẵng - TP môi trường và các dự án, chương trình của TP.

Quan trọng hơn, trong quá trình phát triển đô thị cũng cần đánh giá kỹ tác động đối với môi trường. Đơn cử như công trình vỉa hè đường Thăng Long (Q.Hải Châu), địa phương và ban quản lý dự án thi công đặc biệt thận trọng, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hệ thực vật, chim muông cư ngụ ở bãi bồi. Đây là bài học được rút ra sau khi san lấp bãi bồi cầu Trần Thị Lý xây dựng khu Đảo Xanh từ những năm 2000 mà đến nay hệ thực vật ven sông và các loài chim muông mới trở lại. TP.Đà Nẵng còn có nhiều dự án đô thị ven sông, lấn biển và trong tương lai có thể tiếp tục lấn biển, do đó cần xem xét đầy đủ những tác động có thể xảy ra đối với thiên nhiên.

Mới đây tại hội thảo về phát triển H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), một khái niệm không mới nhưng ít khi được đề cập trong phát triển đô thị nay đã được nhắc lại, đó là phát triển phù hợp với "ngưỡng" môi trường, phục hồi hệ sinh thái trước tác động của đô thị hóa. Gần đây, người người, nhà nhà "đu trend" tìm về thiên nhiên để chữa lành. Điều đó cho thấy không chỉ thực trạng đô thị hóa bùng nổ lâu nay đã bỏ quên mảng xanh, mà còn khẳng định giá trị của thiên nhiên trong TP. Sự trở về của động vật hoang dã tại TP.Đà Nẵng là lời nhắc nhở về giá trị cốt lõi mà con người đang tìm kiếm.

Có thể bạn quan tâm

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.