Lời kể của người trẻ Việt trong tâm dịch Covid-19 các nước Anh, Ý, Nhật, Hàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những ngày này, nhiều bạn trẻ Việt sinh sống tại các nước bị ảnh hưởng dịch Covid-19 như Anh, Ý, Nhật, Hàn..., không tránh khỏi sự lo lắng. Tuy nhiên, họ vẫn luôn hướng về Việt Nam với niềm tin sẽ phòng chống Covid-19 thành công.
Đặng Văn Hợi tại Lombardy nước Ý/ Ảnh: NVCC
Đặng Văn Hợi tại Lombardy nước Ý/ Ảnh: NVCC
Lo lắng trong tâm dịch Covid-19 tại châu Âu
Lê Đăng Khoa, 25 tuổi, đang học thạc sĩ luật ở Trường ĐH West of England, thành phố Bristol (Anh), cho biết những ngày này cuộc sống ở Bristol với Khoa diễn ra như bình thường. Mọi người vẫn tiếp tục công việc, chỉ là cẩn trọng hơn trong sinh hoạt. Trường ĐH thì lắp đặt sẵn các thiết bị rửa tay khô cũng như ra thông báo về văn hóa đeo khẩu trang của người châu Á và yêu cầu không ai kỳ thị việc đó. Hiện tại thì Bristol có một người dương tính với Covid-19.
Đăng Khoa bộc bạch: “Mình vẫn đi học và đi làm bình thường nhưng lo lắng là điều không tránh khỏi. Mình cũng hạn chế đến nơi đông người, luôn rửa tay bằng cả nước rửa tay và gel dạng khô. Gia đình ở Việt Nam có gọi điện qua hỏi thăm mình. Mình lo cho gia đình lắm, nhưng mình tin Việt Nam luôn phòng chống dịch Covid-19 tốt”.
Do đang sống tại vùng Lombardy nước Ý - vùng có số lượng người nhiễm Covid-19 nhiều nhất nước này - nên Đặng Văn Hợi du học sinh đang học thạc sĩ xây dựng tại Trường ĐH Bách Khoa Milan, Ý, vô cùng lo lắng. Vì vậy, Hợi cũng chỉ ở nhà và chỉ ra đường khi thực sự cần thiết để mua đồ ăn chẳng hạn. Thành phố Hợi ở thì người dân cũng hạn chế tụ tập, các nhà hàng, quán ăn... hạn chế giờ mở cửa. Ngoài ra, số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19  tại Ý đã vượt mức 10.000 ca và là nước có nhiều ca nhất tại châu Âu. Hệ thống y tế tại đây đang quá tải và cơ sở vật chất không đáp ứng đủ cho số lượng bệnh nhân đang gia tăng từng ngày. Số lượng khẩu trang y tế và nước rửa tay cũng cạn dần.
Văn Hợi tâm sự: “Gia đình đang rất lo cho mình. Người thân và bạn bè hầu như ngày nào cũng nhắn tin và gọi điện cho mình để hỏi thăm tình hình. Mình rất trân trọng nhưng tình cảm đó, vì nó giúp mình an tâm hơn, vơi đi cảm giác nhớ nhà nơi xứ người”.
Thực tập online và lễ tốt nghiệp đáng nhớ
Võ Hoàng Trọng tại ĐH Quốc Gia Chonnam, Gwangju, Hàn Quốc/ Ảnh: NVCC
Võ Hoàng Trọng tại ĐH Quốc Gia Chonnam, Gwangju, Hàn Quốc/ Ảnh: NVCC
Đã có hàng chục trường hợp nhiễm Covid-19 và kèm theo đó là thông báo hủy những sự kiện đông người như lễ hội thể thao. Đó là tình hình tại Nhật Bản trong những ngày Covid-19 diễn biến phức tạp mà Võ Hồ Viết Khoa, đang là thực tập sinh tại Viện Thông tin quốc gia Nhật Bản (National Institute of Informatics) cho biết.
Một số công ty và cơ quan trong đó có Viện mà Viết Khoa đang thực tập cũng cho phép nhân viên làm việc online tại nhà. Viết Khoa bày tỏ: “Mình sử dụng lại khẩu trang vải khi đi tàu điện đến nơi thực tập, tránh đi vào giờ cao điểm, khi đi về ngay giờ cao điểm thì mình đi bộ thay vì đi tàu. Do không có khẩu trang nên mình đã hạn chế tới Viện thực tập hơn một chút. Chỗ mình làm cũng cho phép làm online tại nhà. Mình rất yên tâm khi Việt Nam đang làm rất tốt trong việc ngăn chặn virus Covid-19. Mỗi ngày thì mình đều gọi điện về người thân ở Việt Nam để cập nhật tình hình ở cả hai bên”.
Võ Hoàng Trọng, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Điện tử - kỹ thuật máy tính, Trường ĐH Quốc Gia Chonnam, Hàn Quốc, cho biết nhiều trường ĐH tại Hàn Quốc hủy lễ tốt nghiệp do dịch Covid-19, thay vào đó là treo băng rôn xung quanh trường chúc mừng sinh viên tốt nghiệp. Có thể nói đây là lễ tốt nghiệp đặc biệt của nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh ở Hàn Quốc. Nhiều người đã làm thủ tục visa cho người thân qua dự lễ tốt nghiệp, kết hợp tham quan Hàn Quốc nhưng phải hủy vào giờ chót, một số sinh viên Việt Nam về nước trước khi lễ tốt nghiệp diễn ra, bữa tiệc chia tay cũng làm ngắn gọn không rình rang như mọi khi.
Lịch học kỳ xuân đã bị dời lại 2 tuần và sinh viên sẽ học, làm bài tập trực tuyến trong 2 tuần sau đó. Trong ký túc xá thì có một tòa nhà dành riêng cho sinh viên cách ly nếu nghi ngờ bị nhiễm Covid-19. Ký túc xá có trang bị máy đo thân nhiệt, đồ ăn phục vụ đầy đủ, ở một phòng tối đa 2 người.
“Bạn ở Hàn Quốc luôn động viên rằng Hàn Quốc đã vượt qua SARS, H1N1, MERS thì cũng sẽ vượt qua Covid-19. Và mình tin rằng Việt Nam cũng sẽ chiến thắng đại dịch này”, Hoàng Trọng chia sẻ.
Theo Trần Thanh Thảo (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.