Lợi dụng việc chia lô bán nền,nhiều DA "ma"xuất hiện và trục lợi cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết các nước trên thế giới chỉ dùng cơ chế chia lô bán nền để giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp. Còn ở nước ta, cơ chế chia lô bán nền như một sản phẩm của thị trường bất động sản. Điều này không đúng.
Dự án “ma” nở rộ
Thời gian qua đã hiện hữu nỗi lo về cơn sốt đất nền với hiện tượng giá tăng cục bộ diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Cơn sốt giá được gắn theo những thông tin về quy hoạch và phát triển hạ tầng mà chưa có sự kiểm chứng về mặt pháp lý. Đáng nói, có cả những văn bản giả mạo cũng được đưa ra để lấy lòng tin của nhà đầu tư và thổi giá.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không chỉ đất nền các dự án được quy hoạch bài bản, pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư uy tín mới tăng giá mà tại nhiều thị trường, giới đầu cơ còn gom cả đất nông nghiệp, tự phân lô, rao bán. Với những lô đất này, rủi ro rất cao đang rơi về phía khách hàng.
Đơn cử như, tại Quảng Nam đã xuất hiện nhiều chiêu trò thổi giá, đa cấp, thậm chí cả việc giả văn bản của cơ quan chức năng về việc phê duyệt khu phức hợp giải trí tại Hội An để thổi giá đất tại khu vực này, tạo thành "cơn lốc" giá với mức tăng tính theo ngày. Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Nam Văn Anh Tuấn đã khẳng định đây là văn bản giả mạo và hiện cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ động cơ, mục đích của các đối tượng tung ra văn bản này.
 
Nhiều dự án phân lô bán nền khi chưa đủ điều kiện pháp luật quy định. 
Mới đây nhất, UBND quận Bình Tân đã đưa ra cảnh báo với người dân về 9 khu đất đang bị phân nền trên giấy có dấu hiệu phân lô trái phép tại 6 phường trên địa bàn quận này. Theo UBND quận Bình Tân, ở 9 khu đất này không có dự án đất nền như quảng cáo, các dự án trên không có pháp lý, có dấu hiệu phân lô trái phép, không bảo đảm về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không có đường giao thông… Nguy hiểm hơn, các khu đất này đều có quy hoạch là đất trường học, đường giao thông dự phóng, cây xanh, không thể chuyển mục thành đất ở.
Tại khu vực phía Bắc, ngay từ đầu năm 2019, không ít dự án vùng ven như Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,... đã tạo sóng với những khoản chênh lệch lớn. Thậm chí có những nơi, mỗi lô đất nền, nhà đầu tư còn phải trả khoản chênh từ 500 đến 600 triệu đồng.
Giá đất nền các tỉnh lân cận Hà Nội tăng đáng kể so với khoảng hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, mức độ giao dịch không đến mức tạo ra cơn sốt giá do lượng giao dịch không nhiều, trừ một số khu vực đang nóng theo quy hoạch như Vân Đồn (Quảng Ninh).
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, một trong số dự án tại Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên, Quảng Ninh... đã có hiện tượng sau khi phân lô bán đất, thu tiền của khách hàng, nhưng dự án lại bỏ hoang hoặc thay đổi quy hoạch khiến việc triển khai bị ngưng trệ. Khi đó nhà đầu tư sẽ đối mặt với không ít rủi ro.
Nên cấm phân lô bán nền
Tại Diễn đàn "Đầu tư bất động sản 2019: Rủi ro và cơ hội" vừa diễn ra, GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện chưa có dấu hiệu gì của “tích tụ bong bóng” dẫn tới khủng hoảng của thị trường bất động sản, nói cách khác tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang ở lưng chừng dốc đi lên chứ chưa có dấu hiệu đi xuống.
Tuy nhiên, theo ông Võ, thời gian vừa qua có hiện tượng sốt đất cục bộ tại một số địa phương. Việc nhà đầu tư nhận đất xong thì chia lô bán nền ngay là đi ngược lại với cách đầu tư chuyên nghiệp là đưa vào đầu tư để sinh lời. “Chúng ta khuyến khích đầu tư trên đất, đây là nguyên tắc đầu tư bất động sản của tất cả các nước”, ông Võ nói.
 
Khu đất được “tự quy hoạch” phân lô, bán nền tại Tam Hạp, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. (ảnh báo Tây Ninh)
Theo Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Ở các nước trên thế giới, họ chỉ dùng cơ chế chia lô bán nền để giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp. Tức là do anh ít tiền quá, nay anh làm cái nền, mai ai làm cái móng... Còn ở nước ta, cơ chế chia lô bán nền như một sản phẩm của thị trường bất động sản. Điều này không đúng”.
“Tôi nghĩ, lúc này lên quay lại việc cấm chia lô bán nền đi, bởi vì đang bị rất nhiều dự án “ma” lợi dụng”, ông Võ nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nguyên thứ trưởng Bộ Xây Dựng, cũng khuyến nghị cho nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường bất động sản: “Hiện nay, thị trường bất động sản du lịch đang phát triển mạnh nhưng đầu tư vào đâu cần cẩn trọng, tôi khuyên tránh đất nền tại các dự án nhỏ lẻ, hay như việc mua lại đất nền của người dân là rất nguy hiểm. Thay vào đó, nhà đầu tư nên đầu tư vào dự án có quy mô lớn của các doanh nghiệp lớn là kênh đầu tư sinh lời, đảm bảo giá trị”, ông Nam nhấn mạnh.
Trần Kháng (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.