Lao xao bờ giậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn”-câu thơ ấy của thi sĩ Nguyễn Bính đã đi vào lòng bao thế hệ bởi sự thân quen và gần gũi. Ngày xưa, nhà cách nhà chỉ bằng một ranh giới vừa mong manh lại vừa nên thơ và xanh mướt đến diệu kỳ như vậy.
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Nào có ai bước chân rời khỏi quê nhà mà lòng chẳng nhớ đến một đứa bạn hoặc một người hàng xóm hay là một người thương nào đấy bên kia bờ rào. Cái rào giậu xanh xanh ấy không chỉ để phân định ranh giới giữa hai nhà như các hàng rào xây hiện đại bây giờ, mà nó còn là một vườn rau thu nhỏ của gia đình hai bên, khi là giậu mùng tơi, lúc là đậu rồng, khổ qua… Những loại rau leo được tự nhiên bám vào trụ rào mà bò lên xanh um đến mát mắt. Hai nhà hai bên, thường tới bữa ra hái rau về nấu, những câu chuyện xóm làng bên bờ giậu cứ thế mà mở ra, khoảng cách xóm giềng vì thế cũng gần lại. Điều đặc biệt của giậu cây xanh này là nó thường không quá cao, đủ để hai nhà vẫn thấy để chào hỏi nhau. Chỉ có lũ trẻ con loi nhoi mới phải nhảy cẫng lên để thấy cái chỏm đầu của nhau mà nói chuyện. Nhưng thật ra cũng không cần kiễng chân mấy, đám trẻ sẽ tự chuyền sang vườn của nhau nếu gần bờ giậu ấy có cái cây cao lớn một chút. Thể nào cái cây to ấy cũng có nhiệm vụ như một chiếc cầu nối những đứa trẻ của hai nhà lại, vì có đứa trẻ nào lại không thích trèo cây.
Cái khoảng xanh đó, nếu không là rau thì lại là hàng chè xanh, râm bụt hay chè tàu được cắt xén vuông vức, bằng chằn chặn đến thích mắt. Các chồi non trổ đều như mời gọi. Và nếu đến mùa hoa thì cái giậu râm bụt ấy mới đẹp làm sao. Đám trẻ náu mình trong những giậu râm bụt để bứt trộm hoa chơi đồ hàng, nào là lồng đèn, nào là nấu ăn, nào là hoa cài tóc làm cô dâu hoặc làm nước xà phòng nhơn nhớt. Kiểu gì đám trẻ cũng lấy hoa, lấy lá mà chơi cho được. Vậy mà giậu hoa vẫn xanh um chứ không trơ trụi vì những nghịch ngợm của trẻ. Và bởi những cái giậu kiểu này to và dày hơn hẳn các giậu rau leo, thế nên chúng thường khoét, tẽ các nhánh cây chè, cây râm bụt thành những cái lỗ nhỏ để đi sang nhà bạn cho nhanh. Cứ rào lại đầu này là lại thấy có một cái lỗ hổng mới ở đầu kia đầy mời gọi.
Và đến cái tuổi biết bồi hồi thì đám trẻ cũng nhổ giò từ lúc nào. Nhà cách nhà chỉ một bờ giậu mà bỗng trở nên xa cách khi con người ta biết thẹn thùng. Rồi những món quà bí mật giắt ở một góc khuất trong vòm xanh ở cuối vườn, những lá thư viết vội với nét chữ học trò tròn trịa mực tím, những lời hò hẹn không đầu không cuối biến mất khi đám trẻ bước chân ra phố.
Đến một ngày mỏi mệt phố xá, chúng bước chân trở về bàng hoàng ngơ ngác. Cái giậu rào xanh mướt ngày xưa đã biến thành bức tường cao quá đầu người, không gian chợt thiếu vắng đến hụt hẫng. Nhà bên cạnh nhà im ắng, cửa thường đóng chặt, muốn hỏi thăm nhau lại vướng cánh cổng vào. Lòng lại bồi hồi nhớ đến những vẹn nguyên xanh ngắt của bờ giậu ngày xưa...
 KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.