Làng nghề làm trống trăm năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh.

Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.


Làng nghề làm trống truyền thống ở thôn Bắc Thai. Clip: Hoài Nam

Để làm trống, phải trải qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên có ba bước quan trọng nhất: Làm da, chang và bưng trống. Đầu tiên, da chọn làm trống phải là da bò, không được tẩm ướt, làm sạch, phơi nắng 5-7 ngày.

Để làm trống, phải trải qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên có ba bước quan trọng nhất: Làm da, chang và bưng trống. Đầu tiên, da chọn làm trống phải là da bò, không được tẩm ướt, làm sạch, phơi nắng 5-7 ngày.

Còn phần Tang trống được làm bằng gỗ mít khô và xẻ cong. Mỗi cây gỗ được chia làm nhiều dăm khác nhau. Sau đó, thợ làm trống sẽ làm cho các dăm được gắn kết lại với nhau, tạo thành một chiếc trống kín, khít và tròn.

Còn phần Tang trống được làm bằng gỗ mít khô và xẻ cong. Mỗi cây gỗ được chia làm nhiều dăm khác nhau. Sau đó, thợ làm trống sẽ làm cho các dăm được gắn kết lại với nhau, tạo thành một chiếc trống kín, khít và tròn.

Người làm nghề cho biết loại gỗ được chọn làm trống là mít già, trên chục năm tuổi, ít có độ giãn nở, âm thanh tạo cũng chất lượng. Để mua được những khối gỗ này, người thợ phải lên tận miền núi huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê để đặt mua.

Người làm nghề cho biết loại gỗ được chọn làm trống là mít già, trên chục năm tuổi, ít có độ giãn nở, âm thanh tạo cũng chất lượng. Để mua được những khối gỗ này, người thợ phải lên tận miền núi huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê để đặt mua.

“Âm thanh của trống mỗi chiếc cho ra âm khác nhau. Như trống lân, phải giòn giã, trống hội thúc giục còn trống chầu phải trầm bổng, êm ái. Để làm được trống đạt chất lượng về âm thanh, mẫu mã đẹp, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, đôi tai phân âm chuẩn”, ông Bùi Văn Tráng (67 tuổi) cho hay.

“Âm thanh của trống mỗi chiếc cho ra âm khác nhau. Như trống lân, phải giòn giã, trống hội thúc giục còn trống chầu phải trầm bổng, êm ái. Để làm được trống đạt chất lượng về âm thanh, mẫu mã đẹp, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, đôi tai phân âm chuẩn”, ông Bùi Văn Tráng (67 tuổi) cho hay.

Anh Bùi Văn Đồng (41 tuổi) đang cần mẫn với công đoạn khâu múi nối giữa tấm da bò đã phơi khô, cạo sạch.

Anh Bùi Văn Đồng (41 tuổi) đang cần mẫn với công đoạn khâu múi nối giữa tấm da bò đã phơi khô, cạo sạch.

Gia đình ba đời theo nghề làm trống, anh Đồng được đánh giá là người trẻ mà khéo tay ở làng. Trống được anh làm quanh năm, hết làm trống mới đến thay da trống cũ cho khách hàng.

Gia đình ba đời theo nghề làm trống, anh Đồng được đánh giá là người trẻ mà khéo tay ở làng. Trống được anh làm quanh năm, hết làm trống mới đến thay da trống cũ cho khách hàng.

Khi da bò được căng trên tang trống, người thợ phải trèo lên trên, đôi bàn chân nhảy nhịp nhàng để tạo độ giãn. "Tùy theo trống, trống càng lớn thì phải nhảy 3-4 lần, còn trống nhỏ hơn thì 2 lần. Nhảy xong lại tiếp tục căng dây, làm sao mặt da phải căng, không ấn xuống được nữa, lúc đó mới đạt", anh Đồng chia sẻ.

Khi da bò được căng trên tang trống, người thợ phải trèo lên trên, đôi bàn chân nhảy nhịp nhàng để tạo độ giãn. "Tùy theo trống, trống càng lớn thì phải nhảy 3-4 lần, còn trống nhỏ hơn thì 2 lần. Nhảy xong lại tiếp tục căng dây, làm sao mặt da phải căng, không ấn xuống được nữa, lúc đó mới đạt", anh Đồng chia sẻ.

Hiện làng Bắc Thai sản xuất khoảng 2.000 trống các loại. Nghề làm trống đang tạo việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động.
Hiện làng Bắc Thai sản xuất khoảng 2.000 trống các loại. Nghề làm trống đang tạo việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động.
Sản phẩm trống Bắc Thai góp mặt ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nghề làm trống từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của làng quê này. Những sản phẩm trống của làng Bắc Thai bền, đẹp, tiếng kêu tròn vang nên được nhiều thị trường khó tính khắp cả nước ưa chuộng.

Sản phẩm trống Bắc Thai góp mặt ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nghề làm trống từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của làng quê này. Những sản phẩm trống của làng Bắc Thai bền, đẹp, tiếng kêu tròn vang nên được nhiều thị trường khó tính khắp cả nước ưa chuộng.

Có thể bạn quan tâm

Giải mã đầu lân: Lương y làm... đầu lân

Giải mã đầu lân: Lương y làm... đầu lân

Xét trong làng múa lân thế giới, lân đến từ VN luôn trong nhóm đầu (top 3). Nghề lân vào nước ta từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nay phát triển rực rỡ, nhưng cũng có nhiều thay đổi khi du nhập thêm kỹ pháp mới để hòa hợp thị hiếu hiện đại. Các đoàn lân nở rộ, nhưng nghề chế tác đầu lân thì hãn hữu, nhất là những dòng lân truyền thống.

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Chuyến đi Nhật lần này, tôi được thực hành trà đạo. Nghệ thuật uống trà thì nhiều nước có mà đầu tiên phải nhắc tới Trung Quốc. Tuy nhiên, phải thấy là mặc dù chỉ là người tiếp thu nghệ thuật đó từ người Hoa nhưng người Nhật phát triển nó cao xa thêm nhiều khiến chỉ ở họ mới có Trà Đạo.

Thanh tra, ngẫm chuyện một thời…

Thanh tra, ngẫm chuyện một thời…

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, trưởng đoàn thanh tra của ngân hàng đã nhận hối lộ lên đến 5,2 triệu USD đã khiến những thế hệ cán bộ thanh tra một thời sống thanh liêm thấy nhói lòng. Ông Trần Cao Minh, sinh năm 1929, từng là thư ký Đoàn thanh tra của Chính phủ nhớ lại những năm tháng ấy.

Tăng 'sức trẻ' cho Đảng từ trường học - Kỳ cuối: "Chìa khóa" trong phát triển đảng viên là học sinh

Tăng 'sức trẻ' cho Đảng từ trường học - Kỳ cuối: "Chìa khóa" trong phát triển đảng viên là học sinh

Hiện nay, công tác phát triển đảng viên là học sinh ở một số cấp ủy trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn, bất cập. Chính vì vậy, việc tìm lời giải cho bài toán phát triển thế hệ kế cận của Đảng rất cần được cấp ủy các cấp lưu tâm.

Người mê mắm

Người mê mắm

Đường xa vạn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Một mình anh nghĩ, anh nhớ và đi tìm từ cái dầm gỗ chèo thúng, đến loại cây đập ra lấy nhựa trét đèn, từ đôi bầu gánh mắm đến cái ghim tre vá lưới... anh đi tìm, sưu tầm và tẩn mẩn bày ra. Một bảo tàng nghề cá bắt đầu manh nha.

Mù u ra phố

Mù u ra phố

Rong ruổi qua các đường thành phố, nhất là những khu đô thị mới, nếu quan sát sẽ nhận ra những hàng cây xanh bản địa gắn bó với quê hương.

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

Tôi ngược đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. Khi vào lãnh thổ Việt Nam ở thị trấn Long Bình huyện An Phú (An Giang), sông Hậu chia thành hai dòng.