Lắng đọng đêm sinh hoạt văn nghệ dân gian

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Dân ca, sử thi là những thể loại đặc trưng của dân tộc các tỉnh Tây Nguyên. Mỗi bài dân ca, mỗi sử thi đều có nhưng nét riêng cả về nội dung lẫn cách trình bày, mang trong mình nhiều giá trị  của một giai đoạn lịch sử. Trong khuôn khổ các hoạt động tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, các nghệ nhân đã có cơ hội trình diễn những tiết mục  đặc sắc nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài tỉnh.
Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các nghệ nhân đến từ 18 đoàn: các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai và các tỉnh Kon Tum, Đak Nông, Lâm Đồng, Điện Biên và TP.Hồ Chí Minh. Với sự gần gũi, mộc mạc, các nghệ nhân đã đem đến cho khán giả những tiết mục hết sức đặc sắc. Những nghệ nhân kể sử thi, hát dân ca tại đêm diễn phần lớn đều đã lớn tuổi; giọng điệu thể hiện đầy niềm tự hào dân tộc.
Mở đầu chương trình là phần trình diễn của các nghệ nhân dân tộc M’nông (tỉnh Đak Nông) với bài dân ca “Ru em”, những cung bậc âm thanh thâm trầm, sâu lắng tạo nên nhiều cảm xúc cho người nghe. “Dân ca M’nông có nhiều thể loại như hát ru, hát đồng dao, hát kể, hát khóc. Ngay cả khi địu con trên đường lên rẫy hay đang lao động sản xuất, phụ nữ M’nông cũng thường hát ru. Những bài hát phản ánh nhận thức, ước mơ, hoài bão của các bà, các mẹ, các chị về tương lai của cháu, con, em mình. Đến với Festival lần này, chúng tôi mong muốn giới thiệu những nét văn hóa bình dị của người M’nông với du khách”- Bà H’Bốt Niê- người hát dân ca đoàn Đak Nông chia sẻ.
Phần biểu diễn của các nghệ nhân dân tộc M'nông (tỉnh Đak Nông). Ảnh: Phan Lài
Phần biểu diễn của các nghệ nhân dân tộc M'nông (tỉnh Đak Nông). Ảnh: Phan Lài
Đoàn nghệ nhân tỉnh Kon Tum cũng đã đem đến đêm diễn trích đoạn sử thi “Bà Trai Trĕng tạo dựng đất trời, bà Keh Kol tạo nên mặt trăng, mặt trời” do các Nghệ sĩ Ưu tú A Bek, A Thút, Y Hĕp trình diễn. Các nghệ nhân đã tái hiện lại một khung cảnh sinh hoạt rất đỗi thân quen của người dân tộc Bahnar- nhóm Rơ ngao, tất cả người dân trong làng quây quần bên già làng để nghe sử thi. Các nghệ nhân đã có sự sáng tạo khi một người kể bằng tiếng Bahnar, một người kể lại câu chuyện bằng tiếng Kinh để người xem, người nghe đều hiểu rõ nội dung câu chuyện. Nghệ sĩ ưu tú A Thút cho biết: "Sử thi này nói về sự ra đời của trời đất, của con người, chúng tôi kể sử thi này với ý nghĩa giáo dục con cháu phải biết ơn người đã tạo ra đất trời, nhớ đến tổ tiên để giữ gìn và phát triển quê hương.
Phần kể trích đoạn sử thi “Bà Trai Trĕng tạo dựng đất trời, bà Keh Kol tạo nên mặt trăng, mặt trời” của đoàn Kon Tum.Ảnh: Phan Lài
Phần kể trích đoạn sử thi “Bà Trai Trĕng tạo dựng đất trời, bà Keh Kol tạo nên mặt trăng, mặt trời” của đoàn Kon Tum. .Ảnh: Phan Lài
Ở Gia Lai, sử thi của người Bahnar được gọi là hơmon- đây là hình thức sinh hoạt dân gian  truyền khẩu, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là những huyền thoại kể về những chiến công kỳ vĩ của các thần linh, anh hùng, liên quan đến những biến động lớn lao của cộng đồng dân tộc Bahnar. Sử thi của người Bahnar cũng đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tại đêm diễn, đơn vị huyện Đak Pơ đã đem đến khán giả trích đoạn sử thi “Diong Sen Gren đánh Kon Djiă, Kon Djung” do nghệ nhân Đinh Yie trình diễn. Già Đinh Yie cho biết: "Sử thi này được ông bà mình truyền lại, giờ mình kể cho con cháu biết. Sử thi này rất dài, phải kể nhiều đêm mới hết được, với ý nghĩa giáo dục con cháu về sự dũng cảm, không ngại khó khăn. Mình rất vui vì hôm nay được đại diện cho huyện Đak Pơ tham gia kể sử thi”.
Trích đoạn sử thi “Diong Sen Gren đánh Kon Djiă, Kon Djung” do nghệ nhân Đinh Yie trình diễn. Ảnh: Phan Lài
Trích đoạn sử thi “Diong Sen Gren đánh Kon Djiă, Kon Djung” do nghệ nhân Đinh Yie trình diễn. Ảnh: Phan Lài
Chương trình còn có các tiết mục kể khan “Anh chàng Hrít và ông vua” do nghệ nhân Rơ Mah Kim (huyện Đức Cơ) biểu diễn; diễn xướng sử thi “Jam Jong đi bắt vợ” của Đinh Jram đến từ huyện Kbang. Bên cạnh đó, các tiết mục hát dân ca được biểu diễn trên nền nhạc gắn liền với đời sống của người dân như đàn T’rưng, cồng chiêng, đàn goong... đã tạo nên không gian gần gũi, mộc mạc. Những lời ca mượt mà, lúc trầm lúc bổng cuốn hút người nghe. Đó là những bài  “Buôn làng ta vui mừng cùng với quê hương đất nước” do anh Hiao Thuyên đến từ huyện Krông Pa biểu diễn; dân ca “Cồng chiêng- di sản văn hóa Tây Nguyên” với sự thể hiện của ông Đinh Keo (huyện Kông Chro)…
Hoạt động sinh hoạt văn nghệ dân gian là dịp để các nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - nghệ thuật truyền thống. Nhiều du khách ngoài tỉnh đã rất quan tâm và chăm chú theo dõi sinh hoạt dân ca, diễn xướng sử thi của các nghệ nhân tại đêm diễn. Anh Nguyễn Đình Thức-một du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh cho biết: "Tôi không biết tiếng của các dân tộc ở Tây Nguyên nên không thể hiểu nội dung sử thi hay bài dân ca nhưng nhìn cách thể hiện thì biết mỗi tiết mục đều có sức hấp dẫn riêng. Quan sát nghệ nhân biểu diễn, tôi cảm nhận được tâm huyết của họ với văn hóa của dân tộc. Nhờ có Festival lần này, tôi đã có thêm kiến thức về con người, văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên".
Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

(GLO)- Lời Tòa soạn: Chỉ còn vài ngày nữa, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra tại TP. Pleiku. Festival lần này sẽ mang thông điệp đầy ý nghĩa về hành trình kết nối, tôn vinh di sản của “Không gian văn hóa cồng chiêng“. Trước thềm lễ hội, P.V Báo Gia Lai Điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.
Gấp rút chuẩn bị cho Festival cồng chiêng Tây Nguyên

Gấp rút chuẩn bị cho Festival cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 6-11, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc họp để nghe các đơn vị báo cáo công tác chuẩn bị Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018, kịch bản chương trình khai mạc và bế mạc lễ hội. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban tổ chức Festival, thành viên Tiểu ban nội dung- tuyên truyền. Đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Nguyễn Đức Hoàng chủ trì cuộc họp.
Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya: Hứa hẹn nhiều mới lạ,hấp dẫn

Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya: Hứa hẹn nhiều mới lạ,hấp dẫn

(GLO)- Chỉ còn hơn chục ngày nữa, lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018 sẽ chính thức diễn ra. Đó cũng là thời điểm hoa dã quỳ vào độ nở rộ, vàng rực, đẹp miên man làm say lòng người. Ngoài việc tôn vinh vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa dung dị này, lễ hội còn gắn liền với nhiều hoạt động đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho du khách những khám phá và trải nghiệm thú vị.
"Đại sứ" của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

"Đại sứ" của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là sự kiện quan trọng của tỉnh và khu vực. Để góp phần cùng các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh tổ chức thành công Festival, những ngày qua, Tỉnh Đoàn đã đứng ra tuyển chọn tình nguyện viên phục vụ sự kiện này. Rất nhiều đoàn viên thanh niên trong tỉnh đã tham gia xét tuyển với mong muốn được trở thành “đại sứ“ quảng bá hình ảnh địa phương đến đông đảo du khách gần xa.