Lắng nghe tiếng nói chủ nhân di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Làm thế nào để bảo vệ toàn vẹn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trước rất nhiều thách thức, áp lực hiện nay. Đây là vấn đề chính yếu đặt ra tại hội thảo khoa học bàn về chủ đề này với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa. 
Đã 9 năm kể từ sau Festival Cồng chiêng Quốc tế tại Gia Lai mới lại có  sự tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong một hội thảo bàn về bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa nhân loại. Theo giáo sư, tiến sĩ (GS,TS) Tô Ngọc Thanh, sau khi được UNESCO vinh danh, các tỉnh Tây Nguyên đã có những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng như: kiểm kê số lượng nhạc cụ, số lượng nghệ nhân và hiện trạng thực hành trong đời sống hàng ngày. Nhiều nơi mở lớp truyền dạy, tổ chức các liên hoan cồng chiêng sử dụng trong hoạt động du lịch… Những cố gắng này góp phần duy trì một bộ phận của di sản cồng chiêng trong các hoạt động văn hóa cơ sở. Tuy nhiên, công tâm mà nói, những cách làm trong thời gian vừa qua không mấy hiệu quả, không hấp dẫn công chúng, nhất là với lớp trẻ, và trên thực tế không bên vững. 
Đừng “gieo vừng ra ngô” 
Ý kiến của GS,TS Tô Ngọc Thanh mở đầu hội thảo khai mở rất nhiều vấn đề trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong giai đoạn hiện nay. Theo GS,TS Tô Ngọc Thanh, muốn bảo tồn cần phải hiểu đúng: “Người ta chỉ có thể bảo tồn cái gì đã có, đã trải qua năm tháng lịch sử và đã được định hình, định danh với những giá trị và đặc trưng riêng có, đã được nhiều thế hệ cha ông chúng ta chọn lọc và gìn giữ. Như thế, chúng ta phải bảo tồn di sản toàn vẹn và đồng bộ của một thực thể như nó đã từng tồn tại”. 
Quang cảnh hội thảo với chủ đề “Bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Ảnh: Hoàng Ngọc
Quang cảnh hội thảo với chủ đề “Bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Ảnh: Hoàng Ngọc
Trên quan điểm này, ông cho rằng, có một số vấn đề phải nhìn nhận lại trong cách mà các tỉnh đang làm. Ví dụ như dàn chiêng cải tiến nhân danh là “hiện đại hóa”, “cải biên-nâng cao” thực chất là bước “cải lùi” di sản, là “gieo vừng ra ngô”. Ông nhấn mạnh: “Các bài chiêng vốn là những tác phẩm âm nhạc đa thanh, biểu hiện một trình độ thẩm âm cao của người Tây Nguyên. Đem treo tất cả chiêng của một dàn chiêng vào cây tre dài rồi cho một người chạy đi chạy lại, gõ từng cái chiêng một, biến một tác phẩm đa thanh thành đơn thanh đã làm biến đổi giá trị vốn có của nghệ thuật âm nhạc độc đáo này”. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền-Viện Văn học-Nghệ thuật quốc gia đồng quan điểm hoàn toàn khi cho rằng: “Loại nhạc cụ dân tộc cải biên đó chỉ là thứ âm nhạc giả Tây Nguyên hay mạo danh Tây Nguyên mà thôi, không thể coi đó là đại diện cho hệ giá trị các tộc người trên dãy Trường Sơn”. 
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng cho rằng, muốn bảo tồn trước hết phải hiểu đúng bản chất của không gian văn hóa cồng chiêng. Đó không chỉ là bảo tồn cái cồng, cái chiêng mà còn rất nhiều thành tố khác. Tiến sĩ Buôn Krông Tuyết Nhung-Trung tâm Khoa học-Xã hội và nhân văn Tây Nguyên, Đại học Tây Nguyên nêu lên một thực tế: “Chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã và đang nỗ lực không ngừng tổ chức các hoạt động để từng bước khôi phục các giá trị văn hóa cồng chiêng. Tôi vừa đi 1 vòng Gia Lai-Kon Tum trước Festival nhưng không khỏi chảy nước mắt trước thực trạng diễn ra. Có ngôi làng ở Gia Lai, nhà rông truyền thống từng hiện diện một cách kiêu hãnh, là chỉ dấu đầu tiên để nhận diện làng và văn hóa làng, lần trở lại này tôi đã phải chứng kiến một bức tranh buồn khi chính quyền cho xây nhà sinh hoạt cộng đồng ngay trước nhà rông, đẩy một thực thể giàu giá trị văn hóa lùi lại phía sau. Các giá trị truyền thống cần phải đặt ở đâu, ít ra cũng phải ngang hàng với những cái mới, nếu không muốn nói là phải đề cao, vì đó là những giá trị đã được định danh. Hoặc có nơi ngành văn hóa lại đem tượng nhà mồ đặt trong ngôi nhà rông của làng. Đây là một điều rất cấm kỵ trong văn hóa, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết. Bà con rất kiêng chuyện này, vì việc đem tượng nhà mồ về làng là một điều xui xẻo. Đó là vài ví dụ điển hình để thấy rằng bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng hôm nay cần một sự hiểu biết nhất định, nếu không sẽ là một sự nguy hại đối với di sản”.
Các nghệ nhân công chiêng trình diễn cồng chiêng. Ảnh: Đức Thụy
Các nghệ nhân công chiêng trình diễn cồng chiêng. Ảnh: Đức Thụy
Nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niek Dăm còn nêu lên một thực trạng khác trong công tác bảo tồn hiện nay: “Đã có những cuộc liên hoan cồng chiêng định kỳ của các địa phương nhưng sự chuyển biến của công tác bảo tồn sánh với sự mất đi hoặc biến dạng vẫn còn chênh chao lắm. Đó là vì những việc làm, những lễ hội chỉ diễn ra bên lề cộng đồng, chưa phải là đời sống thực của nó”. Tham gia câu chuyện bảo tồn, các đại biểu đồng thời cũng nhận diện những thách thức hiện nay trong công tác này như tốc độ đô thị hóa, sự mất rừng đã làm mất đi không gian sinh sống vốn có của cồng chiêng…từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu, cách làm phù hợp, thiết thực cho mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong giai đoạn hiện nay
Lắng nghe tiếng nói của chủ nhân di sản 
Ông Siu Tâm-Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật Kon Tum, địa phương có những cách làm rất tốt trong hoạt động bảo tồn, đề xuất: “Cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, bài bản và khoa học về công tác này, nhưng cần phải biết lắng nghe ý kiến bà con, nghệ nhân, xem họ nói như thế nào về cách làm của chúng ta, bởi chính họ mới là chủ nhân của di sản này. Bên cạnh đó, từng bước đưa cồng chiêng rộng rãi vào trường học, đặc biệt trong các trường dân tộc nội trú”.
Nhà nghiên cứu Linh Nga Niek Dăm cho rằng, tổ chức các liên hoan hay ngày hội cần ở trong chính buôn làng, để bà con tự hào vừa là chủ thể và là khách thể của ngày hội. Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng lâu nay chúng ta chỉ chú trọng truyền dạy cồng chiêng mà quên đi truyền dạy nghệ thuật dân gian Tây Nguyên, cần chú ý vấn đề này, kể cả trong buôn, bon, trong trường học. Nên phối hợp với các tôn giáo để cùng nhau bảo tồn, gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nêu quan điểm rằng, các festival cồng chiêng chỉ là hình thức, không phải là đời sống thật sự của cồng chiêng. Vì vậy, muốn bảo tồn, cần phải hiểu môi trường sống thực sự của di sản mới trúng đích. 
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Với tư cách chủ nhà, ông Phan Xuân Vũ-nguyên giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh cũng đóng góp vào hội thảo những vấn đề rất thực tiễn: “Từ hội thảo 2009 do cố GS Trần Văn Khê chủ trì đến nay, dù có nhiều thách thức trong gìn giữ, bảo tồn nhưng có thể khẳng định giá trị trường tồn của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay cần có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, từng gia đình, từng cộng đồng tham gia làm tốt hoạt động này. Phục hồi môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, phục dựng các lễ hội truyền thống…  trên quan điểm kế thừa. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác điền dã, sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn với cồng chiêng làm tài liệu lưu giữ và quảng bá..”.
Nằm trong các sự kiện của Festival Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tại Gia Lai, hội thảo với chủ đề “Bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức vào sáng 1-12, thu hút 46 tham luận gửi về và 20 ý kiến đóng góp trực tiếp tại hội thảo của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. 
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

(GLO)- Lời Tòa soạn: Chỉ còn vài ngày nữa, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra tại TP. Pleiku. Festival lần này sẽ mang thông điệp đầy ý nghĩa về hành trình kết nối, tôn vinh di sản của “Không gian văn hóa cồng chiêng“. Trước thềm lễ hội, P.V Báo Gia Lai Điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.
Gấp rút chuẩn bị cho Festival cồng chiêng Tây Nguyên

Gấp rút chuẩn bị cho Festival cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 6-11, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc họp để nghe các đơn vị báo cáo công tác chuẩn bị Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018, kịch bản chương trình khai mạc và bế mạc lễ hội. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban tổ chức Festival, thành viên Tiểu ban nội dung- tuyên truyền. Đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Nguyễn Đức Hoàng chủ trì cuộc họp.
Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya: Hứa hẹn nhiều mới lạ,hấp dẫn

Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya: Hứa hẹn nhiều mới lạ,hấp dẫn

(GLO)- Chỉ còn hơn chục ngày nữa, lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018 sẽ chính thức diễn ra. Đó cũng là thời điểm hoa dã quỳ vào độ nở rộ, vàng rực, đẹp miên man làm say lòng người. Ngoài việc tôn vinh vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa dung dị này, lễ hội còn gắn liền với nhiều hoạt động đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho du khách những khám phá và trải nghiệm thú vị.
"Đại sứ" của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

"Đại sứ" của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là sự kiện quan trọng của tỉnh và khu vực. Để góp phần cùng các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh tổ chức thành công Festival, những ngày qua, Tỉnh Đoàn đã đứng ra tuyển chọn tình nguyện viên phục vụ sự kiện này. Rất nhiều đoàn viên thanh niên trong tỉnh đã tham gia xét tuyển với mong muốn được trở thành “đại sứ“ quảng bá hình ảnh địa phương đến đông đảo du khách gần xa.