Lan tỏa trên mạng xã hội: Hạnh phúc đến từ nơi giành giật sự sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giọt nước mắt lăn dài trên má, đôi tay run lên vì xúc động, cô dâu Hồng Ánh và chú rể Văn Hiếu đã có một đám cưới đặc biệt, khiến nhiều người có thêm niềm tin về tình yêu.

Hạnh phúc vô bờ

Họ là cô dâu, chú rể đặc biệt bởi trước lễ cưới 7 ngày, chú rể trở thành bệnh nhân của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn do bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi suy hô hấp cấp tiến triển, suy đa tạng, huyết áp phải duy trì thuốc vận mạch liều cao, phải thở máy, suy gan, suy thận. Ngày cưới diễn ra, cô dâu trong trang phục áo dài đỏ truyền thống cầm bó hoa đến bên giường bệnh trao nhẫn cưới cùng cái ôm thật chặt với chồng trước sự chứng kiến của gia đình, đội ngũ y bác sĩ.

Cô dâu, chú rể chụp hình kỷ niệm với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế. ẢNH: NVCC

Cô dâu, chú rể chụp hình kỷ niệm với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế. ẢNH:

NVCC

Nhân vật chính trong câu chuyện là chú rể Triệu Văn Hiếu (32 tuổi) và cô dâu Đỗ Thị Hồng Ánh (22 tuổi), cùng quê Lạng Sơn. Sau khi sức khỏe tiến triển tích cực, không còn phải thở máy, hồi phục tạng suy, anh Hiếu đã có những chia sẻ với PV Thanh Niên. Anh cho biết ban đầu dự định đám cưới tổ chức ngày 22.3. Một tuần trước đám cưới, anh xuất hiện những triệu chứng như ho nhiều, khó thở… rồi hôn mê.

Khi thấy tiên lượng của anh xấu đi, mọi người đã tính đến phương án hoãn cưới. Tuy nhiên, thiệp đã gửi đến khách mời, chuẩn bị xong mọi thứ nên gia đình vẫn quyết định tổ chức. Các bác sĩ dốc hết sức chữa trị với hy vọng anh kịp tỉnh lại trong ngày trọng đại.

Nỗ lực của bác sĩ và niềm hy vọng của gia đình đã được đền đáp khi anh Hiếu không còn hôn mê trong ngày đám cưới diễn ra. Lễ cưới ở nhà có đông đủ quan khách, bạn bè nhưng chỉ có mỗi cô dâu. Sau khi thông báo và giới thiệu với mọi người, cô dâu Hồng Ánh di chuyển vào viện để tổ chức đám cưới cùng chồng.

Cặp đôi trao nhẫn cưới trên giường bệnh

Cặp đôi trao nhẫn cưới trên giường bệnh

Anh Hiếu được chuyển đến phòng đặc biệt, nơi đã được trang trí bóng bay, hoa tươi. "Lúc đấy cảm giác của tôi rất khó tả. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến viễn cảnh đám cưới của mình sẽ được tổ chức trong bệnh viện. Tôi không thể nói thêm được gì, chỉ biết gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người. Sức khỏe bình phục là nhờ người vợ và đứa con trong bụng cùng đội ngũ bác sĩ, người thân luôn hết mình động viên cố gắng", anh Hiếu nhớ lại.

Niềm động viên to lớn

Chị Hồng Ánh cho biết rất lo lắng khi sát ngày cưới anh Hiếu vẫn không tỉnh lại, tiếp tục phải thở máy. Nhờ có sự động viên của người thân và nỗ lực của bác sĩ không để bệnh nhân nuối tiếc trong ngày hạnh phúc nên ý tưởng tổ chức đám cưới trong bệnh viện được thực hiện. "Mọi người cũng chuẩn bị áo vest cho chồng nhưng vì sức khỏe anh lúc đó chưa bình phục, vẫn phải nằm trên giường nên đành mặc áo bệnh nhân. Tôi hồi hộp và nước mắt đã rơi xuống trong khoảnh khắc trao nhẫn cho chồng. Chồng là người yêu thương tôi chân thành nên dù khó khăn cỡ nào tôi cũng sẽ bên cạnh anh", cô dâu trải lòng.

Người vợ ôm chồng tiếp thêm tinh thần.

Người vợ ôm chồng tiếp thêm tinh thần.

Tháng 7.2023, công ty anh Hiếu ở Bắc Ninh đăng tin tuyển dụng phiên dịch, ưu tiên những người mới ra trường. Chị Ánh đáp ứng yêu cầu nên được công ty nhận vào làm việc. Hai người ở gần nhau cùng giúp đỡ trong công việc và yêu nhau sau đó không lâu. Dù vậy, trước khi nên duyên vợ chồng, cả hai cũng trải qua không ít khó khăn khi thuyết phục phụ huynh.

"Hồi còn trẻ tôi cũng có chút nghịch ngợm nên bố mẹ vợ không hài lòng. Tuy nhiên, chứng kiến tình cảm tôi dành cho vợ, họ cũng đồng ý và nhắn nhủ chúng tôi vun vén hạnh phúc. Chiến thắng tử thần, tôi càng yêu và trân trọng vợ vì đã ở bên cạnh, không giây phút nào từ bỏ mình", chú rể trải lòng.

Đại diện Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho hay, tâm niệm của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế là luôn coi người bệnh như người thân trong gia đình. Bệnh viện luôn mong đem lại hạnh phúc, không muốn bệnh nhân thiệt thòi nên đã cùng gia đình tổ chức đám cưới nhỏ.

"Chúng tôi rất vui mừng khi bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch và cảm ơn họ đã tin tưởng vào bệnh viện. Trên giường bệnh, hai người trẻ yêu thương nhau đã cùng trao nhẫn minh chứng cho hạnh phúc, cùng nắm tay vượt qua lằn ranh sinh tử", vị đại diện cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.