Lan tỏa mạnh mẽ phong trào "Cho đi là còn mãi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào và trực tiếp đăng ký hiến mô, tạng đã góp phần lan tỏa tinh thần "Cho đi là còn mãi" và kết quả là có thêm hàng nghìn người đăng ký hiến tạng.

Tinh thần này tiếp tục được lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, tạo niềm tin và cảm hứng để có thêm hàng nghìn bệnh nhân có cơ hội được cứu sống và có cuộc sống tốt hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại lễ phát động "Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi", vào đúng dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chết não và kêu gọi người dân chung tay tình nguyện thực hiện nghĩa cử này nhằm cứu sống người bệnh.

Hành động này của Thủ tướng gây xúc động mạnh trong nhân dân, nhiều người bày tỏ ấn tượng mạnh với bức ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận tấm thẻ đăng ký hiến tặng mô, tạng. Vượt qua mọi ngôn ngữ, đó là lời hiệu triệu từ lòng nhân ái, từ trái tim mạnh mẽ của tinh thần "thương người như thể thương thân".

2 tuần sau lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đã có thêm gần 10.000 người đăng ký hiến mô tạng.

"Chúng tôi còn nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia mới được thành lập thì chúng tôi kỳ vọng và mong ước sẽ có một ngày Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ký vào đơn đăng ký hiến tặng mô tạng thì chắc chắn đó là một sự lan tỏa cũng như lời hiệu triệu tốt đẹp", Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm chia sẻ. Gần 96.000 người đã đăng ký hiến tặng mô tạng đến nay là việc làm vô cùng có ý nghĩa và giá trị, nó chạm vào trái tim của mỗi người.

Hiến mô, tạng là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tại lễ phát động đăng ký hiến mô, tạng. Với tinh thần "cho đi là còn mãi", đó là nghĩa cử cao đẹp nhất, là sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân".

Hơn 10.000 người đăng ký hiến tạng sau lễ phát động chính là nghĩa cử cao đẹp đó khi trao thêm hàng chục nghìn cơ hội sống cho những người bệnh. Con số này cho thấy phong trào đăng ký hiến mô, tạng đang ngày càng được lan tỏa và nhân rộng.

Tuy nhiên so với nhiều nước có tương đồng về văn hóa trong khu vực, tỉ lệ người đăng ký tham gia hiến mô, tạng của Việt Nam vẫn thấp. Với không ít người, đây vẫn còn là điều lạ lẫm, mới mẻ, vẫn còn sự ngại ngần vì những định kiến.

Do đó, những hành động tình nguyện, gương mẫu đi đầu đăng ký hiến mô tạng của cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn... đều có sức thuyết phục cao nhất đối với nhân dân, tác động trực tiếp vào các quyết định, làm theo của nhiều người. Hiệu ứng của một nghĩa cử, một việc làm tử tế có sức lan truyền mạnh mẽ.

Và khi nhiều người cùng đăng ký hiến tạng sẽ lan tỏa năng lượng tích cực tới những bệnh nhân suy tạng đang chờ ghép, giúp họ có niềm tin rằng cả xã hội đang quan tâm, đang tìm cơ hội chia sẻ sự sống cho họ.

Thay vì vùi "nguồn sống" vào lòng đất hay thiêu cháy thì chúng ta dùng nó để cứu người. Nguồn tạng hiến chính là cứu cánh cuối cùng của người bệnh, niềm hy vọng cho sự sống hồi sinh.

Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Cho đi là cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội, cho cộng đồng. Dù bất kỳ người già người trẻ, người lớn hay bé, người giàu hay nghèo, người có địa vị khác nhau trong xã hội đều có cơ hội bình đẳng như nhau trong việc đặt bút ký vào đơn đăng ký hiến mô, tạng.

Tại buổi lễ phát động, Thủ tướng đã kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" , đó là tình yêu, nghĩa cử cao đẹp nhất, một người có thể cứu nhiều người.

Tấm lòng "cho đi" sẽ luôn còn mãi.

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...