Hiến tạng cứu người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện (BV) Đa khoa Nghệ An vừa thực hiện thành công ca lấy, ghép tạng từ người hiến chết não. Tạng của thanh niên 18 tuổi này đã giúp ít nhất 3 bệnh nhân (BN) thoát 'thập tử nhất sinh'.

Nam thanh niên này ngụ ở TX.Hoàng Mai (Nghệ An) bị chết não, được gia đình tình nguyện hiến tạng với tâm nguyện cứu sống những BN bị hư tạng.

Với sự hỗ trợ của BV Việt Đức, BV T.Ư Huế và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, các bác sĩ BV Đa khoa Nghệ An đã lấy gan, thận, giác mạc, van tim, mạch máu... từ người hiến chết não. Hai quả thận ngay sau đó được ghép cho 2 BN 27 và 37 tuổi ngụ ở tỉnh Bình Định và Thừa Thiên-Huế bị suy thận giai đoạn cuối; các bộ phận tạng còn lại được chuyển ra Hà Nội, trong đó riêng lá gan được chuyển ngay đến BV Việt Đức (Hà Nội) để ghép cho một BN khác.

Hai ca BN được ghép thận đã được xuất viện sau đó ít ngày trong niềm vui khôn tả. Cả 2 BN này điều kiện kinh tế đều rất khó khăn, việc có nguồn thận tương thích để ghép là điều ngoài sức tưởng tượng của họ và gia đình.

PGS-TS Nguyễn Văn Hương, Giám đốc BV Đa khoa Nghệ An, chia sẻ với người viết, đây là lần thứ 2, BV này nhận được đơn tình nguyện hiến tạng, hiến mô từ gia đình của người chết não. Trước đó, một gia đình ở H.Tân Kỳ (Nghệ An) có người thân gặp nạn trong miền Nam, cũng đăng ký hiến tạng…

Ở nước ta, ghép tạng được thực hiện từ năm 1992. Đến nay, đã có khoảng 7.000 ca ghép tạng được các BV thực hiện. Trình độ ghép tạng của Việt Nam được đánh giá ngang bằng nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ sống sau ghép tạng thậm chí cao hơn một số nước phát triển. Số người bệnh hiện chờ được ghép tạng đang rất lớn nhưng nguồn tạng lại có giới hạn. Người dân vẫn còn e ngại trong việc hiến xác, hiến tạng. Khi người đăng ký hiến tạng chết, chết não, do các yếu tố văn hóa và quan niệm "chết phải toàn thây" nên nhiều trường hợp sau đó đã không được người thân thực hiện di nguyện của người đã mất. Việc đăng ký hiến tạng, gia đình hiến một bộ phận cơ thể sau khi người thân chết não để cứu sống nhiều BN thoát khỏi cửa tử là hành động vô cùng quý giá, mang tính nhân văn, tình người cao cả.

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Những cuộc gọi "rác" không chỉ gây phiền toái mà còn ẩn chứa cả các rủi ro lừa đảo mà trong thực tế thì không ít nạn nhân đã mất nhiều tiền, thậm chí lên đến hàng tỉ đồng. Vì thế, việc ngăn chặn tình trạng "dội bom" các cuộc gọi "rác" cần sớm giải quyết triệt để.
Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.