Lần theo dấu vết thác nước lớn nhất lịch sử Trái Đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với chiều cao gấp 2 lần và rộng gấp 3 lần thác Niagara, Dry Falls chính là thác nước lớn nhất trong lịch sử Trái Đất từng được ghi nhận.

Tiểu bang Washington của Mỹ được dãy núi Cascade chia đôi thành 2 khu vực có khí hậu hoàn toàn khác biệt.

Ở phía Tây là những khu rừng rậm rạp cùng với các ngọn núi phủ tuyết trải dài từ Canada đến bang Oregon. Trong khi đó, vùng đất phía Đông lại được rất ít người biết đến với những đồng cỏ bán hoang mạc rộng lớn và các thành tạo đá có tên gọi Channeled Scablands.

 
 Ảnh: Zack Frank
 


Khoảng 15.000 năm trước, khi kỷ băng hà kết thúc, một đập băng khổng lồ đã bị vỡ và giải phóng lượng nước bằng một nửa lượng nước ngày nay của hồ Michigan.

Sự kiện này khiến một hẻm núi sâu 200 m, dài 321 km trở thành đá bazan rắn, một trong những loại đá cứng nhất. Các vết đất đứt gãy và những vách đá nâu còn sót lại ở rìa hẻm núi đã tạo nên cái tên Scablands.


 

 



Trận lụt Missoula, cái tên được đặt cho sự kiện đập băng bị vỡ, là nguyên nhân gây ra những thay đổi lớn gần đây nhất trong cấu trúc địa chất của Mỹ. Những dấu hiệu về sự ảnh hưởng của trận lụt này lan xa đến tận TP Portland cách đó 320 km về phía Tây Nam.

 

 



Dry Falls (tạm dịch: Thác nước khô cạn), nơi từng có sự hiện diện của một thác nước, là một vách đá hình móng ngựa cao gấp 2 lần và rộng gấp 3 lần thác Niagara. Nó được ghi nhận là thác nước cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử Trái Đất.

Ngày nay, khu vực này được bảo tồn với tên gọi Công viên Quốc gia Sun Lakes-Dry Falls, nơi các du khách có thể chứng kiến tác động của những sự kiện địa chất gần đây thông qua những con đường mòn và các bảng trưng bày.

 

 



Theo các nhà địa chất học, khi đập băng bị vỡ, luồng nước cao 91 m di chuyển với tốc độ 104 km/h đã xuyên qua tất cả các vật cản trên đường và mất 1 tuần để tạo ra hẻm núi Grand Coulee hiện nay. Không những thế, luồng nước cực mạnh này còn cuốn trôi rất nhiều lớp đất bazan từng bao phủ hẻm núi trên.

 

 



Ngày nay, dấu vết của chúng vẫn còn rải rác khắp bang Washington và nhiều nơi tại bang Oregon, tạo nên nét chấm phá cho cảnh quan tại những khu vực và để lại những di sản tuyệt vời. Tảng Đá Sinh đôi trong hình cũng được hình thành từ Trận lụt Missoula như hẻm núi Grand Coulee, có điều chúng nằm cách hẻm núi này hơn 160 km về phía Nam.

 

 



Khoảng 100 năm trước, con người bắt đầu đặt chân đến Scablands và cả hẻm núi Grand Coulee rồi xây dựng nên rất nhiều thị trấn nhỏ, công viên và khu cắm trại dọc theo những hồ nước trong vắt bên dưới hẻm núi. Chúng là một trong số những nguồn nước và khu giải trí lớn nhất của khu vực. Trong khi đó, các thung lũng sông ở phía hạ lưu thường được các ngư dân tận dụng để chạy trốn cái nóng oi ả của mùa hè.

 

 



Một trong những điểm nổi bật nhất của khu Scablands là thác Palouse. Nằm trong Công viên Quốc gia Palous Falls, thác nước cao 60 m này chính là ví dụ điển hình về sức ăn mòn của Trận lụt Missoula.

 

 



Toàn bộ chiều dài của sông Palouse là 268 km nhưng thác nước và hẻm núi chỉ chiếm khoảng 6,5 km cuối cùng trước khi hòa vào một nhánh của sông Snake. Tại đây, Trận lụt Missoula đã chuyển hướng dòng sông bằng cách xé toang hẻm núi và tạo nên dòng chảy hiện nay.

 

 



Khu Scablands có diện tích lớn hơn cả bang New Jersey nhưng chỉ được bảo tồn khoảng 101.171 héc-ta theo dạng vườn quốc gia và liên bang.

Vào ngày 26-4-2017, Tổng thống Donald Trump đã ký Sắc lệnh 13792 để xem xét tất cả các di tích quốc gia lớn hơn 40.000 héc-ta được công nhận từ năm 1996. Liệu khu vực Scablands, nơi được xem là kỳ quan tự nhiên gần đây nhất của Mỹ, có được công nhận và bảo vệ hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.


 

 


Theo nld (Ảnh: Zack Frank)

Có thể bạn quan tâm

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null