Làn sóng chuyển công ty khỏi Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều công ty muốn chuyển khỏi Trung Quốc để linh động về chuỗi cung ứng cũng như tránh bị ảnh hưởng bởi xung đột thương mại Mỹ - Trung.
 

 
Công nhân tại nhà máy của Foxconn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Công nhân tại nhà máy của Foxconn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: Reuters


Trong lúc đại dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục kéo dài, nhiều công ty đang có xu hướng chuyển khỏi Trung Quốc nhằm chủ động hơn về chuỗi cung ứng cũng như tránh bị ảnh hưởng.

Né xung đột Mỹ - Trung

The Sunday Times hôm qua dẫn nguồn thạo tin cho hay Công ty ByteDance (trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc) sở hữu ứng dụng TikTok đang đàm phán với giới chức Anh về khả năng dời trụ sở sang Anh. Ứng dụng TikTok có khoảng 800 triệu người dùng trên khắp thế giới nhưng bị giới chức Mỹ cáo buộc cung cấp thông tin người dùng cho chính phủ Trung Quốc và mới đây bị Ấn Độ cấm cửa.

Bên cạnh đó, một số nguồn tin cho hay Tập đoàn công nghệ Foxconn (Đài Loan) có kế hoạch chi 1 tỉ USD mở rộng nhà máy ở Ấn Độ để lắp ráp iPhone cho Hãng Apple (Mỹ). Theo Reuters, động thái này nằm trong kế hoạch của Apple về việc âm thầm chuyển dần khỏi Trung Quốc do xung đột thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch chi ít nhất 70 tỉ yen (15.197 tỉ đồng) cho các công ty Nhật chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng và giảm lệ thuộc vào nước này. Theo Bloomberg, hàng chục công ty sẽ nhận được khoản trợ cấp để chuyển từ Trung Quốc về Nhật hay các nước khác, trong đó có 30 công ty sẽ được trợ cấp để chuyển cơ sở sản xuất đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Myanmar và Thái Lan.

Bài học từ đại dịch

Xu hướng chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc được thể hiện trong khảo sát của Công ty nghiên cứu và dịch vụ Gartner (Mỹ) với 33% các công ty được hỏi cho biết đã di dời hoặc có kế hoạch di chuyển hoạt động sản xuất và nguồn cung ứng khỏi Trung Quốc trong vòng 3 năm tới. Khảo sát có sự tham gia của 260 nhà lãnh đạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan nhiều lĩnh vực như công nghệ cao, sản xuất công nghiệp và thực phẩm. Nhiều công ty bắt đầu tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam, Ấn Độ và Mexico. Theo trang DC Velocity, bên cạnh lý do Covid-19, làn sóng di dời còn xuất phát từ các yếu tố khác, trong đó có việc gia tăng chi phí.

Một báo cáo của Công ty phân tích và tư vấn Verisk Maplecroft và Công ty nghiên cứu Wood Mackenzie (đều có trụ sở tại Anh) cũng cho thấy đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa nguồn cung ứng sản xuất khỏi Trung Quốc. Trang Global Trade Review dẫn lời chuyên gia Kaho Yu của Verisk Maplecroft cho hay sự gián đoạn của mạng lưới hậu cần toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phá sản. “Trong nhiều thập niên, các công ty lệ thuộc vào chuỗi cung ứng chỉ từ Trung Quốc. Đại dịch là lời cảnh báo cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc và tránh bị gián đoạn tương tự trong tương lai”, chuyên gia này phân tích.

Theo Khánh An (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.