Lần đầu tổ chức tour đêm "Hồn quê làng Việt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 14-3, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Công ty Du lịch bền vững Việt Nam (S.T.I.D) tổ chức chương trình tour mang chủ đề "Hồn quê làng Việt" với mong muốn tạo ra không gian trải nghiệm, khám phá nét độc đáo của làng quê thanh bình.

Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin: Đây là lần đầu tiên có tour đêm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, với mong muốn dành cho du khách gần xa các hoạt động trải nghiệm nhẹ nhàng, thư giãn nhưng cũng đầy tính khám phá.

"Bác Cổ-Mùa hoa gạo" là chương trình du lịch thường niên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Năm nay, tour có chủ đề "Hồn quê làng Việt" được thiết kế trong một không gian tinh tế mà nét chấm phá là cửa vào tòa nhà mang dáng dấp cổng tam quan của làng quê Việt Nam cùng cây đa, cây gạo...

Du khách được nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn về các bảo vật quốc gia tại Bảo tàng. Ảnh: Báo Hà Nội mới Online
Du khách được nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn về các bảo vật quốc gia tại Bảo tàng. Ảnh: Báo Hà Nội mới Online

Phát biểu tại lễ ra mắt tour, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Thị Thu Hoan cho biết: Tour này khai thác sâu hơn những nét xưa, hồn Việt, khi trải nghiệm ngay trong bảo tàng. Lần đầu tiên Bảo tàng khai thác tour đêm và có điểm nhấn không ở đâu có với trải nghiệm "Thanh âm đồng cổ".

Trong 90 phút mỗi tour, du khách sẽ được hòa mình trong không gian đậm chất "Hồn quê làng Việt", cảm nhận những điều mới lạ, cùng khám phá những giá trị tinh hoa văn hóa Việt với góc chợ quê, cây rơm, trải nghiệm làm đồ gốm, đồ thủ công, khám phá ẩm thực vùng nông thôn dân dã...

Phần trải nghiệm này chỉ diễn ra vào 4 buổi tối cuối tuần, dành cho những du khách may mắn đăng ký trước. Đây là một không gian về đêm cùng kiến trúc tòa nhà Bác Cổ, cây gạo, cây đa, các bảo vật quốc gia... lung linh hơn dưới ánh đèn.

Đặc biệt, các chuyên gia sẽ chia sẻ, bật mí về kỹ thuật đúc trống đồng, thanh âm và cách đánh trống đồng. Du khách sẽ được hóa mình thành người Việt cổ thời các vua Hùng để trải nghiệm đánh trống đồng, lắng nghe thanh âm "linh thiêng" của trống đồng trong một không gian đặc biệt vào các tối thứ Bảy, Chủ nhật, mùa hoa gạo ở "Làng Bác Cổ". Chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm hiếm có mà không nhiều du khách được thưởng thức.

Theo Báo Hà Nội mới Online: Trong tour tham quan, du khách được tìm hiểu kiến trúc tòa nhà Bác Cổ, một công trình mang dấu ấn kiến trúc Đông Dương hòa quyện với nét văn hóa bản địa, rõ nhất là sắc hoa thắm, đỏ rực một góc trời của cây gạo cổ thụ.

Bên cạnh đó, du khách còn được chiêm ngưỡng và khám phá những tinh hoa của làng quê Việt Nam thông qua những hiện vật trưng bày, đó những bảo vật quốc gia như: Cây hương đá chùa Tứ Kỳ (thế kỷ 17); cây cầu đá có niên đại Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18); trống đồng Ngọc Lũ và Chuông Vân Bản (linh khí, nhạc khí không thể thiếu trong nghi lễ, tôn giáo của người Việt)… Câu chuyện về những bảo vật quốc gia được kể một cách sống động và hấp dẫn, theo cách riêng.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.