Lâm Đồng: Dự kiến quý 4 khởi công tuyến cao tốc đoạn Tân Phú-Bảo Lộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66km, có 11km đi trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và 55km còn lại đi qua địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Dự án cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc dự kiến khởi công trong quý 4/2023. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN

Dự án cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc dự kiến khởi công trong quý 4/2023. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho biết tỉnh quyết tâm khởi công tuyến đường cao tốc đoạn Tân Phú-Bảo Lộc trong quý 4/2023.

Trước đó, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu tổ chức khởi công tuyến cao tốc này trong tháng 9/2023, nhưng đã bị lỡ hẹn.

Dự án xây dựng đoạn cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, cùng với dự án xây dựng đoạn cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương là 2 đoạn cao tốc thuộc Dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây-Liên Khương dài 200km, nối liền trung tâm của tỉnh Lâm Đồng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Hai đoạn cao tốc này đi qua các huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 140km.

Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66km, có 11km đi trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và 55km còn lại đi qua địa phận tỉnh Lâm Đồng.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 17.200 tỷ đồng. Đoạn cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương nối với đoạn cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, có chiều dài khoảng 74km, quy mô 4 làn xe, dự kiến tổng mức đầu tư 19.521 tỷ đồng…

Ông Tôn Thiện San, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết nguyên nhân chậm khởi công 2 dự án cao tốc so với mục tiêu ban đầu do diện tích rừng phải chuyển đổi mục đích thay đổi.

Tỉnh phải điều chỉnh hồ sơ và trình lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong trường hợp này, diện tích rừng được điều chỉnh giảm xuống so với hồ sơ ban đầu, nhưng vẫn phải điều chỉnh lại hồ sơ cho đúng.

Lý do thứ hai, dự án nằm trên hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, nên thẩm quyền giải phóng mặt bằng thuộc các cơ quan cấp bộ. Để đẩy nhanh tiến độ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng thường xuyên làm việc và có ý kiến đối với các cơ quan trung ương.

Ông Trần Văn Hiệp, Phó Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng cho biết tỉnh dự kiến khởi công tuyến cao tốc này vào tháng 9/2023. Tuy nhiên, đơn vị vừa nghiên cứu vừa làm nên gặp nhiều khó khăn, trong khi triển khai các thủ tục để khởi công 2 tuyến cao tốc này, khối lượng công việc rất lớn.

Để có thể khởi công cần được phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, trong khi tháng 10/2023 đơn vị mới hoàn thành báo cáo này để trình cho các cơ quan chuyên môn.

Hiện, đơn vị đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm thủ tục chuyển đổi mục đích rừng trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở vài chục vị trí.

Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án tuyến cao tốc đoạn Tân Phú-Bảo Lộc là 19.521 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Vũ Quang/TTXVN

Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án tuyến cao tốc đoạn Tân Phú-Bảo Lộc là 19.521 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Vũ Quang/TTXVN

Về hồ sơ đánh giá tác động môi trường đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, sắp tới sẽ thành lập Hội đồng thẩm định.

Dự kiến, trong tháng 10/2023, sẽ hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của cả 2 dự án cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc và Bảo Lộc-Liên Khương, trong cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024 sẽ tổ chức khởi công.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng Phạm S, xây dựng tuyến cao tốc nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Đà Lạt là dự án lớn của tỉnh.

Tuy nhiên, các quy hoạch liên quan đến rừng phải gửi cho các bộ, ngành trung ương, do đó tỉnh không thể chủ động được về mặt thời gian.

Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh trước đây tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh thời gian khởi công trong tháng Chín, nhưng đã không thực hiện đúng thời gian dự kiến.

Ông Phạm S nhấn mạnh hiện nay chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh là bằng mọi giá phải tổ chức khởi công tuyến cao tốc này trong quý 4 năm nay, không kéo dài sang quý 1 năm 2024 như Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh dự kiến.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.