Lại nóng chuyện di dời sân bay Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có nên di dời sân bay hay không? Di dời lên bán đảo Sơn Trà hay vào Quảng Nam? Vấn đề này lại một lần nữa làm nóng cuộc Hội thảo định hướng quy hoạch phát triển trung tâm các khu vực đô thị TP Đà Nẵng, diễn ra ngày 8/9.
 Một góc sân bay Đà Nẵng - Ảnh: VOV
Một góc sân bay Đà Nẵng - Ảnh: VOV
KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng nên di dời sân bay Đà Nẵng sau năm 2035, để dành quỹ đất quy hoạch xây dựng, phát triển trung tâm thương mại, đô thị…có đẳng cấp. Cần coi đây là chiến lược đột phá để Đà Nẵng phát triển năng động và hiệu quả hơn. Ông đưa ra hai giải pháp: thứ nhất là khai thác sử dụng sân bay Chu Lai, kết nối nhanh bằng đường cao tốc và đường sắt đô thị cao tốc; thứ hai, xây mới cảng hàng không quốc tế tại phía đông bán đảo Sơn Trà.
Cùng quan điểm này, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhìn nhận quỹ đất đô thị của Đà Nẵng đã quá chật hẹp, việc phát triển đô thị về phía Tây rất khó khăn do bị sân bay chia cắt, vì vậy cần phải di dời.
KTS. Hoàng Sừ (nguyên Chủ tịch Hội KTS Quảng Nam) cho hay sân bay Đà Nẵng hiện quá tải lại đang nằm trong lòng thành phố nên không phù hợp với quy chuẩn xây dựng về khoảng cách sân bay quốc tế với đô thị. Ông đề xuất thành phố nên chủ động xin Chính phủ nghiên cứu chuyển sân bay Đà Nẵng về sân bay Chu Lai sau năm 2030, chuyển hơn 500 ha đất toàn bộ sân bay Đà Nẵng vào xây dựng thành phố.
Trong khi đó, không ít ý kiến phản đối lại việc di dời. Ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục phát triển đô thị, thẳng thắn: “Rất nhiều tỉnh thành mong muốn có sân bay, còn Đà Nẵng lại tìm cách “bê” ra. Một thành phố đáng sống như Đà Nẵng, cảng hàng không quốc tế là điều rất quan trọng, không thể không có”.
Nói về các phương án, KTS. Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, nếu di dời, thì phải đưa đến một ví trí tốt hơn, đem lại nhiều hiệu quả hơn chứ không thể kém hơn hiện tại. “Dời vào sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cách gần 100km sẽ làm Đà Nẵng mất hấp dẫn, khó thu hút các tập đoàn quốc tế. Nếu di dời chỉ nên ở trong bán kính 40km. Còn phương án đưa ra vịnh Đà Nẵng thì phải tính toán lại dòng chảy, sự phù hợp, theo tôi phương án này khó khả thi”, ông nói. 
Đồng tình với quan điểm này, KTS Hồ Duy Diệm, nguyên Phó chủ tịch Hội quy hoạch TP Đà Nẵng khẳng định không thể dời sân bay Đà Nẵng được. “Nếu dời qua Sơn Trà, đưa lưng ra biển sẽ không thể nào chịu được gió biển. Chưa kể việc lấp biển để làm sân bay sẽ gây ra một hệ lụy lớn, cứ lấp chừng nào thì chỗ khác sẽ lở ra từng ấy. Đó là quy luật của thiên nhiên rồi!”, ông cảnh báo.
Hiện tại, diện tích đô thị của Đà Nẵng hơn 20.000 ha, thành phố đang tích cực điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, hướng tới mục tiêu phát triển mô hình thành phố môi trường, đô thị thông minh.
Thanh Trần (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null