Lại chuyện rác trên đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ xuống cấp nghiêm trọng, tuyến đường nối từ tỉnh lộ 664 đến cầu treo thuộc địa phận xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) còn xuất hiện nhiều bãi rác tự phát.
Bãi rác tự phát nằm ngay trên tỉnh lộ 664, đoạn gần trụ sở UBND xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: M.P

Bãi rác tự phát nằm ngay trên tỉnh lộ 664, đoạn gần trụ sở UBND xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: M.P

Tuyến đường này dài khoảng 1,6 km nhưng có khoảng 5 bãi rác tự phát. Đầu đường nối với tỉnh lộ 664 là một bãi rác lớn, có lúc rác chất thành đống, đổ lấn ra đến gần giữa đường. Mặc dù UBND xã Ia Dêr đã đặt biển “Cấm đổ rác” nhưng rác thải vẫn tập kết ở đây.

Đáng nói, giữa đoạn đường này, khu vực đồi thông-nơi người dân thường tổ chức dã ngoại, vui chơi thì rác lại càng nhiều hơn. Bãi rác tràn ra đường kéo dài hơn 10 m, từ bọc ni lông đựng thức ăn thừa, bao đựng chất thải rắn đến đồ dùng sinh hoạt gia đình vương vãi khắp nơi. Còn tại đầu cầu treo-điểm tiếp nối với TP. Pleiku có một bãi rác lớn hơn và tồn tại từ nhiều năm nay nhưng chưa xử lý triệt để.

Không những vậy, ngay cả trên tỉnh lộ 664 đoạn gần trụ sở UBND xã Ia Dêr cũng xuất hiện 1 bãi rác tự phát, thậm chí rác còn tràn ra mặt đường. Việc xuất hiện nhiều bãi rác nhưng không được thu gom thường xuyên khiến cho đoạn đường này rác thải ngày càng nhiều, tình trạng ô nhiễm ngày càng thêm trầm trọng.

Thêm vào đó, lượng rác phát sinh khi các nhóm gia đình, bạn bè tụ tập ở khu vực đồi thông vui chơi, dã ngoại vào những ngày cuối tuần. Sau những cuộc vui, hàng đống túi đựng đồ ăn thừa, vỏ lon bia, chai lọ, giấy vệ sinh lại... theo nhau đến bãi rác tự phát này. Chưa kể, nhiều người thiếu ý thức đã không thu gom rác thải sau buổi dã ngoại khiến rác vương vãi khắp nơi, gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nơi này.

Mới đây, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết đối với đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu du lịch văn hóa đồi thông kết hợp du lịch sinh thái xã Ia Dêr và phường Diên Hồng, phường Yên Đổ (TP. Pleiku). Theo đó, tại khu vực đồi thông sẽ hình thành khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, cây xanh, thể dục thể thao gắn với môi trường, không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển khu du lịch theo định hướng phát triển chung của tỉnh.

Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần thường xuyên cho thu gom để xóa sổ những bãi rác thải tự phát, phát hiện và xử lý nghiêm những người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, cố tình vứt rác bừa bãi.

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.