Lác đác nhà đầu tư ở các điểm giao dịch chứng khoán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù không rầm rộ vào sàn như những năm trước, nhưng hàng ngày vẫn có  người tham gia thị trường chứng khoán đến các điểm hỗ trợ chứng khoán (hay còn gọi là điểm giao dịch chứng khoán) để lướt sóng. Lượng khách hàng ít đi, điểm giao dịch tại Gia Lai hiện còn lại 3, nhưng cũng chỉ có 1 điểm duy trì hoạt động hiệu quả...

Thông thường, tháng 3 tháng 4 hàng năm là thời điểm đại hội cổ đông, công bố kết quả lợi nhuận sản xuất kinh doanh, do đó sẽ có đợt sóng tham gia thị trường chứng khoán. Trái với dự báo, những ngày sau Tết, số lượng nhà đầu tư (NĐT) khá vắng vẻ. Điểm giao dịch chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đặt tại BIDV Gia Lai được xem là đông nhất, mở cửa buổi sáng chỉ thấy xuất hiện lác đác vài ba người, còn buổi chiều hầu như không có ai.

 

Bảng điện, máy tính trang bị sẵn nhưng vẫn vắng nhà đầu tư. Ảnh: T.N
Bảng điện, máy tính trang bị sẵn nhưng vẫn vắng nhà đầu tư. Ảnh: T.N

Giao dịch ở đây là nhập lệnh mua bán, ký quỹ, tư vấn niêm yết, lưu ký, phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ... Chị Trà Thị Mộng Hiền-giao dịch viên, phụ trách mảng chứng khoán cho biết: Tổng số tài khoản lũy kế khoảng 2.700 tài khoản, bình quân khoảng 700 tài khoản giao dịch/năm. Hiện có nhiều hình thức giao dịch như qua internet, điện thoại và qua điểm hỗ trợ, nhưng đa phần NĐT đặt lệnh trực tiếp qua internet, vì thế điểm hỗ trợ vắng người. Tuy nhiên lượng giao dịch vẫn ổn định, doanh số năm sau tăng hơn năm trước.
 

Tham gia thị trường chứng khoán, đa phần NĐT thường chơi có hội, ngồi trước bảng điện tử để theo dõi thông tin, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Tại điểm giao dịch chứng khoán của BSC tại Gia Lai, tài khoản giao dịch lớn nhất khoảng 300-400 tỷ đồng/năm thuộc doanh nghiệp, cá nhân có tài khoản đến 40 tỷ đồng/năm.

Năm 2009, 2010 lượng giao dịch tại các điểm hỗ trợ chứng khoán trên địa bàn rất lớn, nhưng đến năm 2011-2012, một số điểm đóng cửa ngừng hoạt động do không có NĐT. Hiện chỉ còn BSC là có lượng giao dịch lớn nhất trong 3 điểm hỗ trợ chứng khoán. Dự báo thị trường chứng khoán năm nay sẽ hồi phục, dòng vốn vào chứng khoán khả năng tăng, nhất là ở khoảng thời gian từ tháng 3, tháng 4. Thường đầu năm, bộ phận phân tích của công ty chứng khoán có gửi cho NĐT bảng phân tích ngành nên đầu tư trong năm để NĐT lựa chọn đầu tư sao cho có lợi nhất.

Với NĐT ngắn hạn, họ mua khi giá xuống và bán ngay khi giá lên để kiếm lời. Tham gia thị trường nhiều năm, cô Hiền (nhà ở gần chợ Thống Nhất, đường Phạm Văn Đồng-TP. Pleiku) là người lao động đã nghỉ hưu, cô thường cùng với các đồng nghiệp cũ lên điểm giao dịch theo dõi và lướt sóng, vừa vui bầu bạn, vừa có thêm nhiều thông tin hữu ích. Danh mục đầu tư của cô cũng tăng lên từ đó. Cô cho biết, khi tham gia bên BSC, NĐT được hưởng nhiều ưu đãi như được tham gia chương trình rút thăm trúng thưởng NĐT may mắn; mua trước thanh toán tiền sau. Có nghĩa là được mua nợ, 3 ngày sau tính chênh lệnh lời-lãi mới trả. Chính sách này giúp NĐT có thêm cơ hội tham gia thị trường chứng khoán mà không phải chịu lãi suất.

 

 

Theo anh Thành Trung-một NĐT có kinh nghiệm, tốt nhất một năm nên tham gia 2 lần, vào thời điểm tháng 3, 4 và tháng 10, 12. Giá cổ phiếu như hình sin, lúc lên lúc xuống, 2 thời điểm này dễ có lời. “Các NĐT dài hạn có xu hướng tập trung đầu tư vào ngành điện, giống như kiểu gửi tiết kiệm. Hàng năm, các công ty này chia cổ tức cao. Vừa rồi Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn chia cổ tức đến 15%/năm, cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng”-anh Trung dẫn chứng.

Đại diện một điểm giao dịch lý giải, NĐT chỉ đến để giải quyết phát sinh liên quan đến giấy tờ hoặc tài khoản giao dịch, do bận rộn công việc nên đặt lệnh trực tuyến giúp NĐT linh động hơn. Còn với nhiều NĐT thực ra không mấy mặn mà, phần lớn theo dõi lướt sóng do trước đó thua lỗ hoặc chuyển qua đầu tư dài hạn, chuyển hướng đầu tư khác ngoài chứng khoán. Vì vây, các điểm giao dịch vắng khách là điểu dễ hiểu.

Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm