Ký ức mùi toóc, rơm khô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 "Mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua". Nhà thơ Trần Vàng Sao đã có câu thơ đẹp về toóc (rạ) như vậy. Mùi toóc là mùi lúa chín, là mùi bùn, mùi chua phèn và cả mùi của những giọt mồ hôi người làm ruộng...

Tôi cố tìm một tấm ảnh chụp về toóc nhưng không thấy. Hóa ra toóc đã là ký ức ngay trên những cánh đồng quê.

Toóc là thân cây lúa sau khi gặt xong. Mà, chỉ có những giống lúa cổ truyền, thân lúa cao mới còn lại toóc. Mùa gặt, thường thì nông dân làng tôi cắt lúa trước còn toóc cứ để đó. Sau khi hột lúa, sợi rơm đã khô khén rồi mới tính đến chuyện đi cắt toóc. Có những mảnh ruộng tốt, lúa được mùa thì toóc cũng đẹp; người nông dân cắt xong, rải đều phơi trên bờ, hai bên đường để đan tranh. Những thửa ruộng xấu, toóc để ủ cho các vồng rau, vồng khoai, để làm phân hay làm chất đốt.

 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ


Tranh toóc được đan với những sợi lạt tre, tấm tranh nhỏ hơn tranh lợp nhà, chủ yếu để làm phên cho chái bếp hay lợp chuồng trâu, chuồng bò... Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác những buổi chiều đi học về, chân đạp lạo xạo trên những thân toóc nhà ai phơi bên đường. Lũ học trò làng chúng tôi cũng cầm từng cọng toóc làm phi tiêu chia phe đuổi phóng nhau...

Những thửa ruộng chưa kịp dọn, toóc khô rã ra, nông dân đốt lấy tro cho ruộng tốt mùa sau.

Nông thôn xứ Huế không có ruộng "thẳng cánh cò bay" như hai đồng bằng lớn ở hai đầu đất nước nên sản phẩm từ cây lúa từ hạt lúa, rơm, rạ đều được tận dụng tối đa phục vụ cho cuộc sống người nông dân. Ngày mùa, lúa gặt xong được bó lại và gánh về nhà rồi trước đây là cho trâu đạp lúa, sau này thì có máy tuốt lúa. Xong công đoạn này phải phơi lúa và phơi rơm. Hạt lúa là lương thực của con người, còn những cọng rơm dùng làm chất đốt, làm thức ăn cho gia súc, ủ ẩm cho cây… Ngày mùa vì thế ở làng quê xứ Huế vàng rực màu của những hạt lúa, của những cọng rơm từ sân nhà ra đường làng… Rứa mới có câu ca dao "Rồi mùa, toóc rã, rơm khô/ Bạn về quê bạn biết mô mà tìm".

Thực ra, chuyện đốt rơm ngay tại chân ruộng ở nông thôn Huế chỉ mới phổ biến sau này khi máy gặt đập liên hợp ra đời. Phương tiện phục vụ nông nghiệp hiện đại này đã thay sức người nông dân rất nhiều từ khâu gặt lúa đến tuốt lúa và cả làm sạch lúa nữa. Máy gặt đập xong, nông dân chỉ còn việc đóng bao lúa đưa lên xe chở về nhà. Còn rơm rạ thì đốt ngay tại ruộng. Nông dân chỉ biết đốt rơm rạ để vệ sinh đồng ruộng thế thôi. Khói bay mù trời, hình ảnh có chút lãng mạn với nông thôn nhưng khi khói theo gió tràn về thành phố thì làm cay mắt, cay mũi người đi đường và làm không khí thêm ngột ngạt bởi ở phố, lượng khói từ các phương tiện giao thông thải ra cũng đã quá dày đặc rồi…

Cuộc sống nông thôn bây giờ cũng hiện đại lắm rồi. Chợt nhớ đến cái sở thích của một ông anh bạn người Huế đang sống xa quê là về vùng ngoại ô xứ Huế ngày mùa để được tắm táp tâm hồn trong cái mùi rơm thơm khi nắng lên, e sẽ khó tìm… Ngày mùa nhưng con đường bê-tông của các làng quê ven phố chỉ rải rác vài cọng rơm giữa cái nắng hè chang chang.

Ngoại ô bây chừ cũng khác. Chỉ còn lơ thơ mấy bụi tre và mùa màng thì thong thả lắm; không rộn rã, tất bật như ngày trước. Mừng cho người nông dân đã đỡ đi nhiều vất vả. Chỉ có điều những ai quyến luyến mùi rơm rạ và cái cảnh khói lam chiều tỏa ra từ những chái bếp rồi vấn vít ở từng lũy tre làng trong những buổi chiều tà, e chỉ còn là ký ức.

Theo Phi Tân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.