Ký ức một thời thanh xuân sôi nổi: Tôi đã làm điều mình thấy vui

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày mới vào đại học, tôi rất ngưỡng mộ những anh chị, bạn bè đi trước, tại sao họ giỏi giang, tự tin và chuyên nghiệp trong nhiều hoạt động ngoại khóa và các cuộc thi đến thế...
 
Ngô Hà Thu Trân (thứ 2 từ trái qua) là sinh viên 5 tốt cấp trường
Ngô Hà Thu Trân (thứ 2 từ trái qua) là sinh viên 5 tốt cấp trường
Tôi may mắn được làm bạn với một chị sinh viên khóa trước, người tham gia rất nhiều hoạt động Đoàn, Hội và được truyền những năng lượng tích cực. Tôi tự nhủ, người ta làm được thì mình cũng phải làm được.
Năm 18 tuổi, khi vừa hết năm thứ nhất đại học, tôi tham gia chiến dịch Mùa hè xanh. Tôi cùng với nhiều sinh viên trường mình về Đắk Nông tình nguyện dạy học cho các em nhỏ ở một mái trường THCS trong thôn Đắk Xuân, xã Nam Xuân, H.K'rông Nô. Cũng quê ở Tây nguyên (tôi lớn lên ở Lâm Đồng), tôi hiểu những khó khăn thiếu thốn của các em nhỏ nơi này. Tôi phụ trách dạy môn ngữ văn, tiếng Anh, một người anh học sư phạm sinh học thì mang đến những tiết học giáo dục giới tính đầy sinh động, thú vị cho trẻ em nơi này.
 
Ngô Hà Thu Trân, nữ cán bộ Đoàn năng nổ ẢNH: NVCC
Ngô Hà Thu Trân, nữ cán bộ Đoàn năng nổ ẢNH: NVCC
Tôi còn nhớ có những buổi anh giảng hay quá, đến tiết tôi vào dạy, các trò nhao nhao xin được học tiếp môn sinh học. Còn tôi cũng đứng dưới làm học trò, cuốn theo bài dạy của anh. Học trò ở Đắk Nông hiền lành, dễ thương lắm. Tôi ở đó chỉ một tháng thôi mà các em rất yêu thương. Có em kia nhà trồng chôm chôm, thấy cô giáo đi ngang thì hái, đưa tận tay nói “cô ơi con biếu cô”.
Mùa hè năm thứ 2 đại học, tôi tham gia Mùa hè xanh trong vai trò thành viên trong đội hình truyền thông. Tôi đi khắp các quận huyện trong TP.HCM, lấy tin tức, hình ảnh từ sinh viên tình nguyện ở các đội khác để viết các bản tin trong trường. Mùa hè vừa qua, tôi trải nghiệm chương trình “Tiếp sức mùa thi” ở điểm thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh. Là điểm trưởng của điểm này, sáng nào tôi cũng có mặt từ rất sớm để phân công nhiệm vụ cho các tình nguyện viên hỗ trợ tốt nhất cho các thí sinh.
Say mê với các hành trình trong màu áo xanh của Đoàn thanh niên, tôi cũng giữ thành tích học tập tốt tại trường đại học. Từ năm nhất, nhóm nghiên cứu khoa học của tôi đã giành giải xuất sắc cấp trường, giải khuyến khích cấp Bộ cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học với đề tài “Thực trạng học tập và ứng dụng ngoại ngữ của sinh viên học ngành quốc tế học - Trường ĐH Sài Gòn”. Khi trường phát động các cuộc thi như: Gương mặt hướng dẫn viên, Tìm kiếm tài năng…, tôi đều đăng ký tham gia. Hình như tới 70% sinh viên trong trường đều biết đến tôi - cán bộ Đoàn luôn hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động của khoa và trường.
Từ những hoạt động thực tế ở trường, tôi đã đặt chân tới hầu như tất cả các tỉnh thành ở VN. Sau các hành trình đi khắp miền Bắc, miền Trung hay Tây Nam bộ, chúng tôi có những bài thu hoạch, những phần thuyết trình để kiểm tra sự am hiểu của mỗi sinh viên về những nơi đã đi qua. Tôi học khoa quan hệ quốc tế, nhưng tôi luôn tâm niệm rằng để quốc tế hiểu về VN thì chính mỗi người trẻ VN phải hiểu về đất nước mình.
Quê tôi ở TP.Bảo Lộc, mảnh đất Tây nguyên bát ngát cây xanh nên tôi rất đam mê với những vấn đề phát triển bền vững. Tôi tham gia những cuộc thi như ý tưởng giúp cộng đồng hạn chế rác thải nhựa. Hay dành thời gian tìm hiểu về bảo vệ động vật hoang dã, tôi giành giải ba hạng mục bài viết trên mạng xã hội có sức ảnh hưởng trong giải thưởng VIEWS Awards mới đây khi kêu gọi cộng đồng đừng ăn thịt rừng ngừng hậu họa.
“Tuổi thanh xuân trôi mau/Chẳng níu được gì đâu/Hãy yêu một người, sống vui một đời/Cứ làm điều mình thấy vui”, đó là lời trong ca khúc thanh xuân mà tôi và nhiều người trẻ cùng yêu thích. Tôi đã làm điều mà tôi thấy vui. Ai cũng có những năm tháng tuổi trẻ tươi đẹp, nếu chỉ biết sáng lên giảng đường, chiều về nhà và lướt Facebook, cuộc sống hẳn là khô khan và chán chường. Đoàn và những chương trình của Đoàn cho tôi cơ hội để nhìn nhận lại xem mình còn những hạn chế gì để tự hoàn thiện. Những người trẻ cùng làm việc chung sẽ được thúc đẩy, trau dồi các kỹ năng để cho phiên bản của chính mình tốt đẹp hơn.
Ngô Hà Thu Trân (Sinh viên năm cuối Khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Sài Gòn, TP.HCM)
Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.