Kỳ công đưa trâu lên sân khấu tròn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhắc đến con trâu, lâu nay người ta chỉ nhớ tới hình ảnh quen thuộc "con trâu đi trước, cái cày theo sau". Nhưng đến với Liên đoàn Xiếc Việt Nam, ai cũng sẽ phải trầm trồ khi bắt gặp những chú trâu biết diễn trò trên sân khấu tròn.
Tiết mục xiếc trâu của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
Tiết mục xiếc trâu của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
Hấp dẫn xiếc trâu
Chúng tôi tới Liên đoàn Xiếc Việt Nam vào một ngày cuối năm, đúng lúc hai nghệ sĩ Nguyễn Ðức Tài và Vũ Tuấn Ðại đang ôn lại động tác cho những chú trâu, chuẩn bị cho chương trình "Trâu vàng du xuân" sẽ công diễn chào năm mới đúng ngày mồng 2 Tết Nguyên đán Tân Sửu. Trên sân khấu tròn của Rạp Xiếc Trung ương, ba chú trâu ngộ nghĩnh vừa quỳ vừa lúc lắc cái đầu chào khán giả, khi nhảy chân sáo, đi quỳ theo vòng tròn, khi lại bắt chéo hai chân trước bước đi, hoặc thực hiện chuỗi động tác di chuyển bằng hai chân sau mà vẫn giữ nguyên chân trước khi vòng bục xoay tròn…
Nếu không tận mắt chứng kiến, có lẽ chẳng ai hình dung nổi những con trâu vốn chỉ gắn bó với công việc đồng áng của người nông dân lại có thể trở thành những diễn viên diễn trò xiếc thực thụ. Theo dõi các chương trình được dàn dựng theo chủ đề của Liên đoàn Xiếc Việt Nam gần đây, sẽ thấy xiếc thú, trong đó có xiếc trâu đã không còn đơn thuần là những tiết mục, trò diễn độc lập mà được lồng ghép một cách hợp lý như những chi tiết tham gia cấu thành nội dung vở diễn.
Nghệ sĩ Nguyễn Ðức Tài cho biết, anh cùng đồng nghiệp và ba người bạn diễn đặc biệt này đã phải mất tới gần hai năm luyện tập. Năm 2018, khi Liên đoàn có lộ trình chuyển đổi xiếc thú từ sử dụng thú hoang dã sang thú nuôi, anh Tài đã mạnh dạn đề xuất đưa trâu vào luyện tập biểu diễn. "Ở Việt Nam, Liên đoàn Xiếc là đơn vị duy nhất có xiếc trâu. Không nơi nào đào tạo, cũng không có bất cứ tài liệu, giáo trình nào hướng dẫn cách luyện trâu làm xiếc, nên để có những tiết mục xiếc trâu là vô cùng khó khăn, vất vả, đòi hỏi nhiều tâm huyết sáng tạo cũng như công sức, thời gian" - anh Tài chia sẻ. Ba chú trâu "cưng" được anh đặt tên là Quyết, Chí, Thành.
Quá trình làm quen và kết thân với những bạn diễn này giúp anh nhận ra mỗi chú trâu có một đặc tính riêng, và phải nương theo từng đặc tính ấy để sáng tạo động tác. Quyết là con đầu đàn có vóc dáng to khỏe nhưng tính tình có phần nhút nhát và rất thận trọng. Trước khi thực hiện động tác nào, nó cũng phải thăm dò, quan sát kỹ, xác định được độ an toàn rồi mới hành động.
Thành là con trâu út ít, luôn nhanh nhảu, học nhanh nhưng cũng bắng nhắng, hay quên, thích làm việc tùy hứng. Trong khi đó, Chí lại là con trâu có tính cách trung gian, không quá dè dặt nhưng cũng không quá nhiệt tình. Khi dựng bài, với những động tác mới muốn thử nghiệm, nghệ sĩ Ðức Tài thường áp dụng với con trâu tên Thành trước. Song để bảo đảm tính hiệu quả, ổn định thì khi diễn sẽ dùng con trâu tên Quyết đi đầu, làm gương. Những động tác đòi hỏi sự chắc chắn, thong thả sẽ phù hợp với Quyết và Chí, trong khi những động tác cần sự linh hoạt hơn ắt hẳn để dành cho Thành tỏa sáng…
Kỳ công nuôi, dạy
Bản năng của con trâu là phải đứng trên bốn chân, khi cày cũng thường cày theo đường thẳng, nên để luyện trâu có thể đi quỳ, di chuyển bằng hai chân, hay cày theo vòng tròn, vòng số tám, biết diễn trò theo mệnh lệnh là cả sự nỗ lực kiên trì của người huấn luyện. Khả năng ghi nhớ của trâu kém cho nên các động tác cũng phải luyện đi luyện lại, ôn tập thường xuyên. Có những động tác mà để thực hiện được, cả người và trâu mất đến nửa năm trời… Ấy là chưa kể, vừa dạy động tác, người huấn luyện vừa phải thăm dò tình cảm của từng con trâu, bởi nếu bị mắng nhiều, với tính giận lâu như Quyết sẽ tỏ thái độ đến cả nửa ngày mới chịu lại gần, trong khi con Thành lúc nào cũng có nhu cầu được quan tâm, cưng nựng.
Anh Tài cho biết, để có thể chọn ra ba diễn viên trâu đặc biệt này, anh đã phải đến nhiều trang trại lớn ở Bắc Giang, nơi có những đàn trâu lên tới hàng trăm con để quan sát. Vốn xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp cho nên anh sở hữu khá nhiều kinh nghiệm dân gian. Anh nói, con trâu nào có sừng hướng về trước thì thường hung hãn, con có sừng hơi hướng về sau sẽ hiền hòa hơn. Nên để chọn trâu diễn, cần chọn con có thần thái phúc hậu, hiền lành mới không lo phản chủ. Nếu xoáy trên đỉnh đầu tròn, sắc nét thì con trâu sẽ ổn định về tính nết.
Về vóc dáng, phải chọn trâu trường lưng, mông, vai và vòm ức nở nang, có vành lông trắng dưới ức, bàn chân có trụ chắc, khấu đuôi to thì trâu mới khỏe. Ngoài ra, lông trâu phải bóng mượt thì mới thể hiện khả năng chuyển hóa dinh dưỡng tốt. Trâu diễn nên chọn con có móng tròn, không bị quặp hay chồng móng để dễ thực hiện động tác và không bị giắt phân, đất vào móng chân… Bên cạnh đó, cũng cần để ý tới tuổi của trâu diễn bởi với tuổi đời từ 20 đến 25 năm, tuổi trưởng thành của trâu được xác định là sau sáu tuổi. Nếu huấn luyện trâu sau tuổi trưởng thành, khả năng ghi nhớ và độ nhạy bén trong thực hiện động tác sẽ giảm sút…
Ba chú trâu mang tên Quyết, Thành, Chí gắn bó với hai nghệ sĩ Ðức Tài, Tuấn Ðại từ lúc được 20-24 tháng tuổi, đến nay mới hơn bốn tuổi nhưng mỗi con đã nặng gần 500 kg. Vì là những chú trâu đặc biệt cho nên cũng được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, với lịch tiêm phòng định kỳ và chế độ dinh dưỡng riêng. Mỗi con trâu ở Liên đoàn Xiếc Việt Nam mỗi ngày được ăn tới 50 kg cỏ, 1 kg ngô sữa, 2 cây mía to, 1 kg khoai lang, 1 kg cà rốt, mùa nóng, được tắm hằng ngày với chế độ quạt mát 24 giờ. Mùa đông, nơi ở được chắn gió, chiếu đèn sưởi để bảo đảm nền phòng khô, tránh bị cước chân, giá lạnh…
"Ðể có thể diễn cùng nhau, chúng tôi phải yêu thương, chăm sóc trâu như người thân. Chúng rất thích được vuốt ve. Khi hài lòng, chúng thường liếm khắp người mình tỏ vẻ thích thú, hoặc cọ sừng vào người mình, thủng thẳng đi theo mình…"- nghệ sĩ Ðức Tài chia sẻ. Anh và đồng nghiệp đang nghiên cứu để nâng cấp độ khó cho những động tác xiếc trâu, tập cho trâu những màn đồng diễn theo nhạc và hiệu lệnh để tăng tính hấp dẫn của tiết mục. Anh mong muốn xiếc trâu cùng với những loại hình xiếc thú đặc sắc khác sẽ góp phần làm nên thương hiệu của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
TRANG ANH (NDO)

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null