Kinh doanh ế ẩm, 'ồ ạt' rao bán khách sạn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lĩnh vực dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, nhiều khách sạn ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… phải đóng cửa, rao bán.
"Đua nhau" bán tháo khách sạn
Dịch Covid-19 đã có những tác động xấu tới nhiều lĩnh vực, trong đó ngành dịch vụ lưu trú chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dù các chủ khách sạn từ nhỏ lẻ đến khách sạn lớn đã cố gắng kích cầu, giảm giá nhưng vẫn ế khách. Chi phí được tiết giảm tối đa để duy trì hoạt động nhưng thua lỗ kéo dài buộc họ phải rao bán cả khách sạn để thu hồi vốn.
Thời gian gần đây, thông tin rao bán khách sạn tại Hà Nội và các thành phố ven biển có tiềm năng du lịch lớn như Đà Nẵng, Nhà Trang… ngày một nhiều hơn. Từ khách sạn vài chục tỷ đến gần nghìn tỷ đều rao bán.
Đơn cử, tại phố Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm, một khách sạn đang treo biển bán với giá 69 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, chủ khách sạn này đã cho thuê khai thác được gần 15 năm nay. Nhưng nay khi hết hợp đồng khách không muốn kinh doanh nữa nên chủ khách sạn đăng rao bán.
 
Nhiều khách sạn ồ ạt rao bán.
Nhiều khách sạn ồ ạt rao bán.
Khách sạn này có diện tích 102m2, mặt tiền 5,5m được thiết kế 5 tầng gồm 16 phòng. Trước đây, mặt bằng tầng 1 được cho thuê bán hàng với giá 70 triệu đồng/tháng, 4 tầng còn lại cho thuê làm khách sạn với giá thuê 90 triệu đồng/tháng.
Nhiều khách sạn rất lớn ở Hà Nội cũng đang rao bán. Tại phố Giảng Võ, quận Ba Đình, khách sạn 5 sao Grand Vista Hà Nội cao 17 tầng nổi và 3 tầng hầm, với 165 phòng nghỉ và chức năng đang được rao bán 950 tỷ đồng.
Tương tự, trên các trang website rao bán nhà đất, mỗi ngày có hàng trăm thông tin của các cơ sở khách sạn, homestay tại Đà Nẵng rao bán, sang nhượng.
Giá cả tuỳ thuộc vào vị trí, số sao, đa phần nằm ngay ở những "con đường khách sạn", phố Tây sầm uất một thời. Dù giá một khách sạn được rao từ 20 đến 50 tỷ đồng, nhiều ông chủ vẫn lắc đầu ngao ngán cho biết đây là giá bán lỗ bởi doanh nghiệp gần như kiệt quệ không thể xoay xở nguồn tiền trả nợ ngân hàng chứ chưa nói đến việc hoạt động duy trì cầm cự.
Thị trường tiếp tục khó
Theo dự báo của CBRE, tình hình hoạt động của các khách sạn trong quý III sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý II bởi Việt Nam hiện đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ hai và nhiều thành phố hoặc địa phương đang phải thiết lập cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan.
Cụ thể, lĩnh vực kinh doanh khách sạn gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TP.HCM lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính con số này toàn thị trường thì mức giảm giảm khoảng 55%.
 
Tình hình hoạt động thị trường khách sạn 4-5 sao ở Việt Nam.
Tình hình hoạt động thị trường khách sạn 4-5 sao ở Việt Nam.
Trong đó, công suất phòng giảm sút nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn diễn ra cách ly toàn xã hội và bắt đầu được cải thiện trong tháng 5 và tháng 6 nhờ vào lượng khách nội địa bắt đầu du lịch trở lại.
Riêng đối với thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM, vốn phụ thuộc đáng kể vào nguồn khách quốc tế nên công suất phòng tại hai thị trường này chỉ tăng nhẹ trong khoảng từ 1-1,5 điểm phần trăm trong những tháng vừa rồi. Như vậy, sự hồi phục hoàn toàn của ngành dịch vụ lưu trú sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới.
"Du khách nội địa được kỳ vọng sẽ dẫn dắt sự phục hồi của thị trường và bù đắp phần nào sự sụt giảm lượng khách quốc tế trong năm 2020. Thị trường du lịch nội địa bắt đầu khởi sắc hơn từ tháng 6 với việc ghi nhận tổng lượt khách gia tăng gấp 2,3 lần so với trong tháng 5. Trong bối cảnh chưa thể đi du lịch nước ngoài, nhiều người Việt lựa chọn những điểm đến trong nước nhằm hỗ trợ ngành du lịch địa phương. Những điểm đến có thể dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ như Sapa, Hạ Long ở miền Bắc hoặc Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt ở miền Nam đã đặc biệt hưởng lợi từ làn sóng phục hồi trong các tháng hè vừa qua", theo nhận định của báo cáo.
Tuy nhiên, về trước mắt, theo ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam, "Thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn". 
Dưới tác động của dịch Covid-19, sau nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, du lịch Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong sáu tháng đầu năm 2020 với mức giảm lần lượt là 56% và 50% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, tính chung 7 tháng năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng khách quốc tế đến giảm mạnh gần 99% chỉ trong quý 2 do việc tạm dừng các chuyến bay quốc tế kể từ cuối tháng 3.
Theo Trần Kháng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.