'Kiêu hãnh Trường Sơn': Chân dung những cô gái tuyến đường huyền thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dựa trên lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong, cuộc sống nơi chiến trường Trường Sơn đã hiện lên đậm màu lính nhưng cũng đậm chất nữ tính với những câu chuyện dung dị.
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
Hàng nghìn hình ảnh, hiện vật, tư liệu quý… về cuộc chiến trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại đã được tập hợp tại triển lãm “Kiêu hãnh Trường Sơn,” vừa khai mạc sáng 16/5 và trưng bày tới hết ngày 15/7 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội.
Sự kiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959-2019).
Không gian triển lãm được chia làm ba chủ đề trưng bày: Dấu ấn một huyền thoại; Những bông hồng thép; Phía sau cuộc chiến… đã tái hiện con đường thời gian về Trường Sơn với sự bền bỉ của ý chí, sức mạnh của trái tim, khát vọng của tuổi trẻ và cả những hồn nhiên đời thường…
Triển lãm như thước phim quay chậm tái hiện những khoảng rừng, con suối, chiếc xe, hố bom, những đêm mùa khô thiếu nước hay những ngày lặn ngụp trong mùa mưa đến nỗi cả tháng quần áo chẳng thể khô… để hiểu hơn về lực lượng chiến sỹ đặc biệt: những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn.
 (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dựa trên lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong, cuộc sống nơi chiến trường Trường Sơn đã hiện lên đậm màu lính nhưng cũng đậm chất nữ tính với những câu chuyện dung dị, đời thường chứa đựng nỗi niềm của người con gái nơi chiến trường ác liệt.
Con đường Trường Sơn đã để lại những cái tên làm nên huyền thoại như: 10 cô gái Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, Tiểu đoàn nữ chiến sỹ Trưng Trắc của tỉnh Hà Tây, Đội nữ chiến sỹ lái xe mang tên người nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Hạnh, Tiểu đoàn Vận tải 232 thuộc Cục Hậu cần Quân khu V, hay những cái tên bất tử như Hồ Kan Lịch, La Thị Tám, Nguyễn Thị Huấn, Hồ Thị Thu Hiền, Định Thị Thu Hiệp…
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên từng thán phục: Trên chiến trường Trường Sơn, trên tuyến đường mang tên Bác Hồ vĩ đại có đội ngũ nữ chiến sỹ Trường Sơn “huyền thoại của huyền thoại.” Họ có mặt ở mọi nơi, mọi thời điểm, mọi công tác, mọi binh chủng. Công tác, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mang trên mình khí phách Bà Trưng, Bà Triệu.
Nụ cười ngày ấy-bây giờ của cựu chiến sỹ Trường Sơn Lê Thị Vọng Hương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nụ cười ngày ấy-bây giờ của cựu chiến sỹ Trường Sơn Lê Thị Vọng Hương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Họ là những anh hùng, nhưng cũng là con gái. Cái thời mà mái tóc dài, đen mượt là một trong những chuẩn mực vẻ đẹp của người con gái, vậy mà “vào chiến trường hay bị sốt rét nên tóc rụng hàng ngày, có chị rụng trọc cả đầu. Người khóc, người hoảng sợ nên không dám chải đầu vì từng mảng tóc cứ rời ra.”
Đâu chỉ có vậy, ghẻ lở, sốt rét, bệnh phụ khoa cũng là “đặc sản” trên đất Trường Sơn và cũng chỉ có phụ nữ mới hiểu cái vất vả, khổ sở khi “đến tháng” mà điều kiện không thể đáp ứng...
Vào chiến trường, bom đạn, cái chết các chị không sợ, nhưng lại sợ vắt, sợ xấu, sợ ma khi hành quân trong bóng đêm hay phát khóc khi gặp trăn trong lúc đi hái rau rừng. Ở nơi ấy, các “nữ nhi” đã phải trải qua nhiều cảm xúc lên tới đỉnh điểm của những yêu thương, căm thù, ám ảnh, mất mát, sợ hãi, kiên cường…
Và hôm nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng trong trái tim họ vẫn ngời sáng một niềm “Kiêu hãnh Trường Sơn”.
M.Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null