Kiên cố hóa trường lớp bằng nguồn lực xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 10 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai công tác xã hội hóa giáo dục nhằm góp phần kiên cố hóa trường lớp, đảm bảo các điều kiện phục vụ dạy và học.

Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục

Năm 2019, Công ty cổ phần Giáo dục Đức Bản (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã đầu tư xây dựng Trường THPT Chi Lăng với tổng kinh phí 70 tỷ đồng. Trường có 22 phòng học, 10 phòng công vụ cho giáo viên cùng hệ thống nhà bếp, khu vui chơi…

Hơn 5 năm qua, Trường THPT Chi Lăng dần khẳng định thương hiệu với nhiều dấu ấn trong công tác dạy và học; trở thành đơn vị có phong trào “dạy tốt-học tốt” và chất lượng giáo dục trong tốp đầu của tỉnh. Năm học 2024-2025, toàn trường có trên 1.000 học sinh đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

0-nam-2019-cong-ty-co-phan-giao-duc-duc-ban-phuong-chi-lang-tp-pleiku-da-dau-tu-xay-dung-truong-thpt-chi-lang-anh-tran-dung.jpg
Năm 2019, Công ty Cổ phần Giáo dục Đức Bản (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã đầu tư xây dựng Trường THPT Chi Lăng. Ảnh: Trần Dung

Thầy Đỗ Bách Khoa-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng-cho biết: “Cùng với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chúng tôi tập trung phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ lẫn thể chất cho học sinh. Nhà trường là một trong những đơn vị tiên phong tại Gia Lai ký kết hợp tác với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam trong việc định hướng và nâng cao chất lượng đào tạo tin học theo chuẩn quốc tế IC3 và MOS.

Hàng năm, tỷ lệ đậu tốt nghiệp đạt 100%. Nhiều học sinh là thủ khoa đầu vào của các trường đại học. Tại các kỳ thi Olympic, thi học sinh giỏi, các cuộc thi lập trình… nhà trường đều đạt được kết quả đáng tự hào”.

Giữa tháng 6-2024, Công ty cổ phần Giáo dục Đức Bản tiếp quản Trường Tiểu học, THCS và THPT Sao Việt. Ngôi trường này được xây dựng từ năm 2013 trên diện tích 2,82 ha. Trường được đầu tư xây dựng với quy mô 39 phòng học lý thuyết và các hạng mục khác phục vụ học tập, vui chơi cho học sinh, cán bộ giáo viên gồm: khối nhà hiệu bộ; nhà học lý thuyết; khối nhà thực hành, phòng học các bộ môn; khu bán trú; căng tin, nhà ăn. Ngoài ra, khuôn viên trường còn có các công trình như: nhà thi đấu, nhà thể thao đa năng, sân bóng nhân tạo, hồ bơi…

“Song song với việc tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất với nhiều công trình, hạng mục để đảm bảo cho học sinh chỗ học, chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ chơi với đầy đủ tiện nghi.

Bên cạnh các phòng học văn hóa, nhà trường còn có các phòng chức năng, lớp bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều cấp học, nhiều sân chơi, các câu lạc bộ phát triển năng khiếu”-Hiệu trưởng Đồng Ánh Dương cho hay.

kien-co-hoa-truong-lop-bang-nguon-luc-xa-hoi-dd.jpg
Trường Tiểu học, THCS và THPT Sao Việt được xây dựng từ năm 2013 trên diện tích 2,82 ha. Ảnh: T.D

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực giáo dục ở Gia Lai, năm 2014, Công ty cổ phần Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực châu Á Thái Bình Dương với hệ thống 12 phòng công vụ cho giáo viên và 54 phòng học cùng các công trình phụ.

Hiệu trưởng Đàm Văn Ngọc thông tin: “Trường có hệ thống phòng học thông minh, trang bị các công nghệ tiên tiến, khu vui chơi ngoài trời và sân thể thao đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh. Các phòng nội trú và bán trú cũng được thiết kế tiện nghi, thoáng mát và an toàn. APC Gia Lai là ngôi trường tư thục có 3 bậc học theo hình thức nội trú-bán trú đầu tiên của tỉnh. Nhà trường luôn kiên định với mô hình giáo dục tiên tiến, đáp ứng đầy đủ các yếu tố về đào tạo và chăm sóc học sinh theo chuẩn quốc tế”.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Để thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, 10 năm qua, ngành GD-ĐT tỉnh luôn chú trọng tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành về quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện tại các cơ sở giáo dục; vận động xã hội hóa giáo dục bằng những biện pháp sáng tạo thông qua nhiều kênh khác nhau.

Trong đó, chú trọng hoạt động tìm kiếm, thu hút nguồn đầu tư, đối tác đầu tư; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục.

33.jpg
Công ty cổ phần Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực châu Á Thái Bình Dương đầu tư xây dựng Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương-Gia Lai. Ảnh: Trần Dung

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định: “Thời gian tới, ngành GD-ĐT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi mọi nguồn lực tham gia hỗ trợ kinh phí hoặc hiện vật để đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang-thiết bị cho các trường; sửa chữa thay thế phòng học xuống cấp và đầu tư xây dựng phòng học nhằm đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư mới cơ sở giáo dục; tiếp tục đa dạng hóa các hình thức giáo dục, phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập”.

Theo thống kê, đến năm 2023, toàn tỉnh đã có 12.348 phòng học các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT; trong đó có 8.568 phòng học kiên cố, đạt 69,39%. Số lượng trường, lớp được đầu tư từ nguồn xã hội hóa giai đoạn 2013-2023 là 29 trường với quy mô 372 lớp; có 444 phòng học và 47 phòng công vụ cho giáo viên được xây dựng. Kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa giai đoạn 2013-2023 đạt trên 546 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản huy động, tài trợ khác trên 53 tỷ đồng. Diện tích đất đã bố trí cho các cơ sở giáo dục từ nguồn xã hội hóa là 120.469 m2.

Ông Phan Công Đương-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện-cho hay: Toàn huyện có 39 trường mầm non, tiểu học, THCS với 533 lớp. Những năm qua, ngành luôn chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ kinh phí hoặc hiện vật để đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang-thiết bị cho các nhà trường.

“Chúng tôi mong muốn nhận được sự đầu tư từ các nguồn lực xã hội hóa để có thể xây dựng cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi hơn. Qua đó, tạo thêm điều kiện để thầy cô yên tâm công tác, giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương”-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện bày tỏ.

Tương tự, ngành Giáo dục huyện Chư Prông cũng luôn xác định vai trò quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. “Hiện nay, toàn ngành có 57 đơn vị trường học công lập, 2 trường mầm non tư thục với 897 lớp. Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, những năm qua, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng trong đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất trường học, xây dựng cảnh quan môi trường, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến lớp.

Bên cạnh đó, các trường còn được nhiều tổ chức, cá nhân tài trợ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập, thiết bị dạy học… và hàng ngàn ngày công lao động”-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phạm Thị Thu Hằng cho biết.

Trao đổi với P.V, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định thông tin: Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở phối hợp cùng các ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trường lớp, nhà công vụ giáo viên để xây dựng kế hoạch; ưu tiên nguồn vốn, huy động tối đa các nguồn xã hội hóa, nguồn tài trợ; kêu gọi, khuyến khích đầu tư ở lĩnh vực giáo dục ngoài công lập.

Nhờ vậy, công tác xã hội hóa đạt hiệu quả, quy mô mạng lưới trường, lớp trên địa bàn tỉnh được tổ chức, sắp xếp hợp lý; loại hình giáo dục tư thục và dân lập ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp cho nền giáo dục tỉnh nhà.

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.