Kiểm toán không chỉ để nhằm phát hiện sai phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ năm 2019-2023, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính nhà nước; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản công. Kết quả kiểm toán giúp Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thực hành tiết kiệm.

Theo báo cáo của KTNN gửi đến đại biểu Quốc hội, từ năm 2019-2023, KTNN đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị trên 331.000 tỷ đồng (gồm tăng thu ngân sách nhà nước trên 30.500 tỷ đồng; giảm chi ngân sách nhà nước hơn 96.000 tỷ đồng...). KTNN đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét, xử lý.

Hoạt động của KTNN thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đã cung cấp những thông tin xác thực, chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập, sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị; có kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật. Kết quả thực hiện kiến nghị của KTNN tăng liên tục qua từng năm, thu nộp về ngân sách nhà nước với số tiền khá lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực kiểm toán vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc phát hiện hành vi tham nhũng còn khó khăn; kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; còn có kiểm toán viên vi phạm quy chế làm việc, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Còn khá nhiều các kiến nghị của kiểm toán chưa được thực hiện kéo dài qua nhiều năm. Trong đó, kiến nghị tài chính đến ngày 31-12-2023 còn 67.513 tỷ đồng chưa được thực hiện; kiến nghị về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách còn 172 nội dung văn bản chưa được sửa đổi; kiến nghị về trách nhiệm tập thể, cá nhân còn 115 báo cáo kiểm toán có kiến nghị chưa được thực hiện.

Hôm qua, Tổng KTNN lần đầu tiên trả lời chất vấn của Quốc hội. Qua chất vấn cho thấy, đại biểu Quốc hội quan tâm về việc vừa qua, tại một số dự án đầu tư xây dựng đã được kiểm toán nhưng sau đó, cơ quan chức năng vẫn phát hiện các sai phạm. Kế hoạch kiểm toán thường có từ đầu năm, nhưng quan trọng hơn trong kế hoạch này là cần phải dự báo được những đơn vị có khả năng không thực hiện đúng quy định pháp luật để đưa vào danh mục kiểm toán hàng năm một cách chuẩn xác hơn, đó chính là vai trò của kiểm toán để giúp ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng xảy ra. Cùng với đó, kiểm toán cũng cần kịp thời phát hiện, xử lý những đơn vị sử dụng tài sản công, tài chính công không đúng quy định. Do đó, tính dự báo của kiểm toán cần được tăng lên; đồng thời, sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm toán - thanh tra - điều tra cũng cần phải chặt chẽ hơn để kịp thời ngăn chặn sai phạm.

Qua chất vấn Tổng KTNN, chúng ta đều mong thời gian tới, KTNN sẽ chủ động đề ra kế hoạch kiểm toán có dự báo những đơn vị có thể xảy ra những vi phạm; có sự cảnh báo, có biện pháp đối với những đơn vị làm ăn thiếu hiệu quả, vi phạm pháp luật... Cần quan điểm rộng ra rằng, kiểm toán không chỉ để nhằm phát hiện sai phạm, đề phòng bất trắc có thể xảy ra, mà kiểm toán còn là để cổ vũ, phát huy những đơn vị làm tốt.

Cùng với đó, KTNN cần luôn chú trọng “làm sạch” nội bộ của ngành để tăng hiệu lực, hiệu quả công vụ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện, thực thi công vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, kiên quyết loại bỏ những “con sâu” tiêu cực, tham nhũng trong ngành. Bên cạnh đó, những dấu hiệu mà kiểm toán phát hiện được thì cần kịp thời gửi đến cơ quan điều tra để xử lý. Những giải pháp như vậy sẽ giúp cho ngành kiểm toán phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tốt hơn, đúng với giá trị cốt lõi của ngành, đó là: độc lập, liêm chính, uy tín, chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.