Kiếm hàng trăm triệu đồng/tháng nhờ trồng hoa cẩm cù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khởi nghiệp với cây hoa cẩm cù, Đỗ Minh Đức (32 tuổi) thu về tiền lãi hàng trăm triệu đồng/tháng.
 
Anh Đỗ Minh Đức bên khu vườn hoa cẩm cù ở Q.Gò Vấp, TP.HCM. Ảnh: Tấn Đạt
Anh Đỗ Minh Đức bên khu vườn hoa cẩm cù ở Q.Gò Vấp, TP.HCM. Ảnh: Tấn Đạt
Từ trồng chơi đến mở vườn ươm quy mô lớn
Cách đây 6 năm, anh Đỗ Minh Đức (Q.Gò Vấp, TP.HCM) tìm hiểu và trồng chơi vài cây hoa cẩm cù. Nhận thấy cây sinh trưởng và cho ra hoa rất đẹp, anh quyết định khởi nghiệp và xây dựng một khu vườn hoa cẩm cù rộng gần 1 ha tại quê nhà ở tỉnh Bình Phước.
"Trước đây, để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng ở văn phòng, tôi đã trồng và chơi vài chục cây trên sân thượng nhà ở Q.Gò Vấp, nhưng không ngờ nó lại ra hoa nhiều. Sau khi tôi đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội, nhiều người hỏi mua. Thấy có tiềm năng kinh tế, tôi quyết định về quê mở vườn ươm với quy mô lớn", anh Đức chia sẻ.
 
Vườn ươm cẩm cù dưới quê anh Đức. Ảnh: NVCC
Vườn ươm cẩm cù dưới quê anh Đức. Ảnh: NVCC
"Sau gần 2 năm xây dựng, vườm ươm cũng hoàn chỉnh, tôi nhờ người anh quản lý cũng như chăm sóc mỗi khi không có tôi. Còn tôi thì tập trung xây dựng phát triển thương hiệu cho việc kinh doanh hoa cẩm cù", anh Đức cho biết. Đến nay, anh sở hữu hàng ngàn cây giống đến thành phẩm cẩm cù đủ loại.
 
 
Anh Đức đang sở hữu hàng trăm dòng cẩm cù. Ảnh: Tấn Đạt
Anh Đức đang sở hữu hàng trăm dòng cẩm cù. Ảnh: Tấn Đạt
Anh Đức chủ yếu có được kiến thức trồng hoa cẩm cù nhờ học hỏi ở trên mạng, các anh, chị nhà vườn, người có kinh nghiệm đi trước…
“Để có giống mới, tôi còn nhập hoa cẩm cù ở nước ngoài như Thái Lan. Sau đó lai tạo, trồng, ươm mầm nên có nhiều giống mới. Tại Việt Nam, chúng có sức bán rất tốt nhưng một hai năm sau giống đó được phổ biến rộng rãi thì giá sẽ bị thu hẹp lại cho nên tôi liên tục lai tạo, “biến hóa" cẩm cù có màu hoa và nở hình dáng khác nhau…”, anh chia sẻ.
 
Để tăng năng suất, anh Đức còn tự lai tạo hoa cẩm cù tại vườn. Ảnh: T.Đ
Để tăng năng suất, anh Đức còn tự lai tạo hoa cẩm cù tại vườn. Ảnh: T.Đ
Theo anh Đức, cẩm cù thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 4 - 7 m. Lá có hình bầu dục và đầu hơi thuôn nhọn hay trái tim. Còn bông có dạng hình cầu, nở thành chùm hình ngôi sao 5 cánh và có hương thơm dễ chịu, rất lâu tàn (trung bình từ 7 - 10 ngày).
Tiêu thụ quanh năm
Khu vườn trong ngôi nhà của anh Đức ở Q.Gò Vấp là nơi khách hàng có thể đến thăm để tìm hiểu nhiều loài hoa cẩm cù.
Anh Đức chia sẻ anh bán hoa cẩm cù quanh năm, nhưng vào những mùa tết thì lượng tiêu thụ khá ít vì khách chỉ chọn hoa mai, đào nhiều. "Khách hàng mua cẩm cù chủ yếu là trang trí cho không gian nhà ở hay đặt những nơi như ban công, sảnh nhà, leo giàn mà không tốn quá nhiều diện tích", anh cho hay.
 
Cẩm cù có thể nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như trồng bằng hạt, cắt và dăm thân dây hoặc lá...
Cẩm cù có thể nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như trồng bằng hạt, cắt và dăm thân dây hoặc lá...
 
Hoa cẩm cù do anh Đức lai tạo. Ảnh: NVCC
Hoa cẩm cù do anh Đức lai tạo. Ảnh: NVCC
Để tăng lượng tiêu thụ, anh Đức còn tận dụng các trang mạng xã hội, bán hàng trực tuyến, tặng cây giống cho khách nào muốn tìm hiểu trước...
"Tại vườn, cây giống hay thành phẩm có giá chênh lệch khá cao từ vài chục ngàn đồng cho đến hàng chục triệu đồng. Những cây hoa cẩm cù cho giá trị kinh tế cao thường được tôi chăm sóc từ 2 - 3 năm trở lên và phải có ít nhất trên 10 bông/cây. Mỗi tháng tôi bán được hàng trăm cây giống, thành phẩm cẩm cù đủ loại, lãi từ 200 - 300 triệu đồng", anh Đức nói.
 
Tạo hình cho hoa cẩm cù với lồng chim, cổng chào... để tăng giá trị kinh tế cho cây. Ảnh: T.Đ
Tạo hình cho hoa cẩm cù với lồng chim, cổng chào... để tăng giá trị kinh tế cho cây. Ảnh: T.Đ
 
Cây cẩm cù có hình lá trái tim tại vườn anh Đức. Ảnh: NVCC
Cây cẩm cù có hình lá trái tim tại vườn anh Đức. Ảnh: NVCC
Anh Đức chia sẻ: "Để cây phát triển tốt thì lưu ý đến các các yếu tố như thời tiết phải có ánh nắng vừa phải (trồng trong nhà có mái che, lưới). Nếu trồng nơi có ánh sáng ít thì chúng chỉ sinh trưởng ra lá. Còn cẩm cù ở trong môi trường tự nhiên có nắng có mưa… thì cây sẽ sinh trưởng hoa nhiều hơn".
 
Cẩm cù có tên khoa học là Hoya carnosa. Ảnh: T.Đ
Cẩm cù có tên khoa học là Hoya carnosa. Ảnh: T.Đ
 
Cẩm cù ở trong môi trường tự nhiên có nắng có mưa… thì cây sẽ sinh trưởng hoa nhiều hơn. Ảnh: T.Đ
Cẩm cù ở trong môi trường tự nhiên có nắng có mưa… thì cây sẽ sinh trưởng hoa nhiều hơn. Ảnh: T.Đ
“Cẩm cù đang nở hoa mà xịt một loại thuốc kích thích gì lên là nó sẽ “rụng nụ” liền. Hoặc cây trồng ở miền Nam nếu chuyển sang miền Bắc thì lúc đầu khó thích nghi, phải để một thời gian cây mới ra nụ mới. Tôi thường dùng vỏ thông, phân tan chậm, phân trùn quế... để làm chất trồng, hạn chế trồng bằng đất vì nó nén khí chật làm việc thoát nước kém. Định kỳ 3 - 4 tháng tôi bón phân một lần", anh Đức nói về cách chăm sóc cây.
 
Anh Đức phòng các bệnh ở cẩm cù bằng cách bố trí cây nơi thoáng mát. Ảnh: T.Đ
Anh Đức phòng các bệnh ở cẩm cù bằng cách bố trí cây nơi thoáng mát. Ảnh: T.Đ
"Nếu vườn trồng mật độ cẩm cù quá dày, độ thoáng khí không cao thì nó sẽ sinh ra bệnh, nặng nhất là nấm, vi khuẩn, các bệnh tuyến trùng dưới gốc", anh nói thêm.
Theo Tấn Đạt (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.