Không thực hiện xét nghiệm định kỳ đối với người lao động đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ Y tế vừa có Công văn 8228/BYT-MT về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong đó, đối với người lao động đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng thì không thực hiện xét nghiệm định kỳ.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh khẩn trương chỉ đạo triển khai quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan. 
Đồng thời, thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động. Trong đó, các tỉnh, thành phố có nguy cơ rất cao tiến hành xét nghiệm hàng tuần tối thiểu cho 20% người lao động có nguy cơ cao; xét nghiệm hàng tuần cho toàn bộ người lao động cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và nguy cơ tiến hành xét nghiệm 2 tuần/lần tối thiểu cho 5-10% người lao động có nguy cơ cao; xét nghiệm 2 tuần/lần cho toàn bộ người lao động cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. (Lưu ý: không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng), hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng).
Đội ngũ y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 15 tiêm vắc xin cho người lao động Công ty 72. Ảnh: Bùi Thanh Quý
Các y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 15 tiêm vắc xin cho người lao động Công ty 72 (Binh đoàn 15). Ảnh: Bùi Thanh Quý
Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh. Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo ngay cho Trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng chân (trong khoảng 2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2).
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thì phải được hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh hoặc Trung tâm Y tế cấp huyện. Test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm về chất lượng test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trung tâm Y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Đối với lái xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, thành phố, nếu di chuyển từ khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg sang khu vực liền kề đang áp dụng cấp độ nguy cơ dịch bệnh thấp hơn thì việc xét nghiệm phải do cơ sở y tế thực hiện; thời gian xét nghiệm theo đúng quy định tại Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19-7-2021 về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa.
PHAN KIỀU

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?