Không mập nhưng bụng mỡ, coi chừng điều đáng sợ này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia tim mạch Mỹ cảnh báo những ai có cân nặng trung bình mà "vòng 2" to thì có khi còn nguy hiểm hơn người mập nhưng không bị bụng mỡ.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy những người bị béo bụng hay có mỡ thùa xung quanh vùng eo lưng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay cả khi cân nặng của họ nằm trong phạm vi hợp lý.
 
Không mập nhưng có bụng mỡ nguy hiểm cho hệ tim mạch không kém gì người bị béo phì toàn phần (Ảnh minh họa từ Internet)
Không mập nhưng có bụng mỡ nguy hiểm cho hệ tim mạch không kém gì người bị béo phì toàn phần (Ảnh minh họa từ Internet)
Tác giả của nghiên cứu này - TS Tiffany M. Powell-Wiley từ Phòng nghiên cứu nội tạng, Viện Tim, phổi và máu Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ - cho biết qua phân tích về tác động của béo phì với sức khỏe tim mạch, nhóm nghiên cứu nhận ra nguy cơ của tình trạng béo bụng, mà đôi khi chúng ta vẫn gọi là "mỡ nội tạng", được xác định bằng chu vi vòng eo, tỉ lệ chu vi vòng eo với chiều cao, hoặc tỉ lệ eo/hông.
Tờ Medical Xpress trích lời khẳng định của nhóm nghiên cứu rằng nếu chỉ số nói trên bị cao, có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch mà không phụ thuộc vào chỉ số BMI (tức chỉ số khối cơ thể, tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao).
Nghiên cứu còn chỉ ra những người bị thừa cân nhưng không bị bụng mỡ thậm chí còn có nguy cơ tử vong vì tim mạch thấp hơn người có BMI bình thường nhưng tỉ lệ eo/hông quá cao.
Các tác giả khuyến nghị nên thêm tỉ lệ eo/hông vào bộ tiêu chuẩn để dự đoán nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nguy cơ tử vong đo bệnh tim mạch, nguy cơ bị rối loạn lipid máu (cholesterol cao, hay còn gọi là "mỡ trong máu"), tiểu đường type 2, huyết áp cao và rối loạn giấc ngủ.
Vì vậy, nếu bị béo bụng, bạn cần tầm soát các vấn đề nói trên thường xuyên hơn, cũng như thay đổi chế độ ăn và bảo đảm tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần.
Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.