Khi cộng đồng tham gia hiến máu tình nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, tỉnh Gia Lai là một trong những điểm sáng trong toàn quốc về công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu cứu người. Đối với khu vực Tây Nguyên, Gia Lai cũng dẫn đầu về công tác này trong nhiều năm qua.
Các tình nguyện viên và người dân thị xã An Khê tình nguyện hiến máu cứu người bệnh. Ảnh: Ngọc Minh

Các tình nguyện viên và người dân thị xã An Khê tình nguyện hiến máu cứu người bệnh. Ảnh: Ngọc Minh

Theo số liệu thống kê, trong 5 năm (2019-2023), tỉnh Gia Lai đều vượt chỉ tiêu do Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện giao. Cụ thể: năm 2019 tiếp nhận 15.200 đơn vị máu an toàn, đạt 108,5% chỉ tiêu được giao; năm 2020 tiếp nhận 16.966 đơn vị máu an toàn, đạt 117%; năm 2021 tiếp nhận 15.151 đơn vị máu an toàn, đạt 102%; năm 2022 tiếp nhận 18.016 đơn vị máu an toàn, đạt 120%; năm 2023 tiếp nhận 18.863 đơn vị máu an toàn, đạt 117%. Đặc biệt, Gia Lai có 1 đơn vị cấp xã (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) tổ chức thành công đợt phát động hiến máu tình nguyện.

Ghi nhận sự nỗ lực đó, trong 3 năm (2019, 2021, 2022), Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tặng bằng khen cho tỉnh Gia Lai vì có thành tích xuất sắc trong vận động hiến máu tình nguyện. Riêng năm 2020, tỉnh Gia Lai được Bộ Y tế tặng bằng khen về công tác này.

Theo ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, những kết quả đạt được trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội mà nòng cốt là ban chỉ đạo các cấp luôn quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm giúp người dân trong tỉnh nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa của hành động hiến máu cứu người.

Từ nhận thức đúng, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân đã tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu cứu người. Nhiều cá nhân đã có hàng chục lần tham gia hiến máu, trong đó có không ít lần hiến máu khẩn cấp. Nhiều cơ quan, đơn vị đã tích cực hưởng ứng phong trào có ý nghĩa nhân văn này. Nhận thức sâu sắc thông điệp “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, nhiều người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa cũng tích cực hưởng ứng và vận động mọi người cùng tham gia hiến máu.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp cũng rất chú trọng việc tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân đi đầu trong hoạt động hiến máu nhân đạo. Đây là động lực để các tập thể, gia đình, cá nhân tích cực tham gia hiến máu.

Bên cạnh đó, phong trào hiến máu tình nguyện còn thu hút sự tham gia của lãnh đạo tỉnh và các ban ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Cũng chính vì thế nên phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Đó thực sự là “liều thuốc” kích thích tinh thần tình nguyện trong các tầng lớp nhân dân.

Tuy đạt được những kết quả rất ấn tượng nhưng công tác vận động hiến máu tình nguyện ở một số địa phương trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục kịp thời. Số liệu thống kê từ Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh cho thấy: Toàn tỉnh hiện vẫn còn 92 xã, phường, thị trấn chưa thành lập ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện. Đây là nguyên nhân khiến công tác này vẫn còn nhiều “vùng trũng”. Bên cạnh đó, điều kiện dự trữ và bảo quản của một số cơ sở tiếp nhận máu vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, một số địa phương không có kinh phí để tổ chức tôn vinh, khen thưởng nên ảnh hưởng đến phong trào hiến máu tình nguyện trong cộng đồng.

Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả và là nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Nói cách khác thì đây là hành vi văn hóa của con người trong thế giới văn minh. Vì vậy, xã hội không thể chấp nhận những người đứng ngoài cuộc. Đã đến lúc cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân cần tích cực hưởng ứng cuộc vận động hiến máu tình nguyện để cứu sống người bệnh và lan tỏa lòng nhân ái trong cuộc sống!

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.