Khám phá vẻ đẹp hoang sơ ở đảo Hòn Cau-Bình Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do không có người dân sinh sống lâu dài, đảo Hòn Cau còn giữ được nét hoang sơ, thanh bình với những bãi tắm tuyệt đẹp cùng những dải cát trắng mịn, nước biển trong xanh có thể nhìn thấy tận đáy.
 

Đảo Hòn Cau (hay còn gọi Cù Lao Câu) có diện tích 140 ha. Năm 2010, Hòn Cau được công nhận là Khu bảo tồn biển. Toàn bộ diện tích của khu bảo tồn biển rộng khoảng 12.500 ha bao gồm cả diện tích đảo cùng vành đai bảo vệ và các vùng lõi, vùng đệm, vùng phục hồi sinh thái…
Đảo Hòn Cau (hay còn gọi Cù Lao Câu) có diện tích 140 ha. Năm 2010, Hòn Cau được công nhận là Khu bảo tồn biển. Toàn bộ diện tích của khu bảo tồn biển rộng khoảng 12.500 ha bao gồm cả diện tích đảo cùng vành đai bảo vệ và các vùng lõi, vùng đệm, vùng phục hồi sinh thái…

Choáng ngợp, say mê là những cảm xúc đầu tiên khi đến đảo Hòn Cau thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Chỉ cách đất liền khoảng 7 hải lý, đảo Hòn Cau hiện ra với những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp, những quần thể đá với nhiều hình dáng kỳ dị luôn thay đổi màu sắc theo mùa.

Đặc biệt, vùng biển quanh đảo còn là ngôi nhà chung của hàng trăm loài san hô, rùa biển, cá heo, cá voi quý hiếm bậc nhất Việt Nam và thế giới.

Hơn nữa, đây cũng là khu vực có rùa biển sinh sản, loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

 

Do không có người dân sinh sống lâu dài, đảo Hòn Cau còn giữ được nét hoang sơ, thanh bình. Đảo có 7 bãi chính nằm xung quanh là bãi Trước, Tràng Dão, Ăn Cướp, bãi Tiên, bãi Nhất, Mũi Tàu và bãi Lúa. Ở những khu vực này đều có bãi tắm tuyệt đẹp với những dải cát trắng mịn, nước biển trong xanh có thể nhìn thấy tận đáy.
Do không có người dân sinh sống lâu dài, đảo Hòn Cau còn giữ được nét hoang sơ, thanh bình. Đảo có 7 bãi chính nằm xung quanh là bãi Trước, Tràng Dão, Ăn Cướp, bãi Tiên, bãi Nhất, Mũi Tàu và bãi Lúa. Ở những khu vực này đều có bãi tắm tuyệt đẹp với những dải cát trắng mịn, nước biển trong xanh có thể nhìn thấy tận đáy.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau có hệ sinh thái đa dạng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển… và cũng là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng, trong đó có rùa biển, loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau có hệ sinh thái đa dạng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển… và cũng là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng, trong đó có rùa biển, loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Trong năm 2016, Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện có 17 cá thể rùa mẹ lên bờ đẻ trứng và đã cứu hộ, di dời thành công 13 ổ trứng rùa về nới ấp nở an toàn.
Trong năm 2016, Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện có 17 cá thể rùa mẹ lên bờ đẻ trứng và đã cứu hộ, di dời thành công 13 ổ trứng rùa về nới ấp nở an toàn.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, Hòn Cau là vùng biển có các rạn san hô nguyên thủy dài hơn 2 km, còn giữ được độ bao phủ cao với trên 230 loài san hô, trong đó có nhiều loài chỉ có ở vùng biển này.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, Hòn Cau là vùng biển có các rạn san hô nguyên thủy dài hơn 2 km, còn giữ được độ bao phủ cao với trên 230 loài san hô, trong đó có nhiều loài chỉ có ở vùng biển này.
Đảo Hòn Cau hoang sơ, bình dị, luôn tạo cảm giác yên bình cho những ai từng một lần đặt chân đến đây.
Đảo Hòn Cau hoang sơ, bình dị, luôn tạo cảm giác yên bình cho những ai từng một lần đặt chân đến đây.

Nguyễn Tiến/sggp

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.