Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thác Grai Tor

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Thác Grai Tor (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) nằm trong khu vực suối Ia Pết. Đây là điểm đến thú vị cho những ai thích khám phá vẻ đẹp còn mang nét hoang sơ giữa đại ngàn.

Trên đường dẫn chúng tôi đến chiêm ngưỡng thác Grai Tor, ông Siu Suik-Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Ia Pết (xã Ia Pal) cho biết: Thác Grai Tor có độ cao khoảng 20 m và thường được gọi bằng cái tên khác là thác Ba. Thác này có thượng nguồn từ núi Hàm Rồng rồi chảy qua các xã Chư Pơng, Dun, Ia Pal, Kông Htôk, Ayun (huyện Chư Sê) và cuối cùng đổ về lòng hồ Ayun Hạ. Tại xã Ia Pal, do có vách đá dốc, thay đổi độ cao nên tạo ra thác nước. "Sở dĩ thác có tên gọi là Grai Tor là bởi trước đây ông Tor phát hiện ra thác này. Trước đây, làng Ia Pết sinh sống gần khu vực thác Grai Tor để thuận lợi cho việc sinh hoạt, trồng trọt. Sau năm 1975, thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, làng Ia Pết di dời sinh sống gần khu vực quốc lộ 25 như hiện nay”-ông Suik bày tỏ.

Để đến thác nước này, từ quốc lộ 25, du khách phải đi qua cổng làng Ia Pết rồi theo con đường bê tông chừng 1 km qua rẫy cà phê, ruộng lúa. Tuy nhiên, để tận mục sở thị chân thác, du khách phải bộ hành xuống dốc men theo con đường mòn, gập ghềnh sỏi đá. Đến được chân thác, du khách sẽ ấn tượng với dòng nước từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xóa. Ngoài ra, tại khu vực chân thác nước còn có các tảng đá đủ mọi hình thù, kích thước khác nhau và nhiều cây cổ thụ tán rộng xanh tốt. Đặc biệt, vào thời điểm nắng, những làn hơi nước bốc lên từ thác sẽ tạo ra cầu vồng lung linh, huyền ảo.

Sau đây là các chùm ảnh P.V ghi nhận được.

Từ xa du khách có thể nghe thấy tiếng nước thác ầm ào, càng lại gần âm thanh càng rõ hơn.
Từ xa du khách có thể nghe thấy tiếng nước thác ầm ào, càng lại gần âm thanh càng rõ hơn.
Từ độ cao khoảng 20 m đổ xuống, thác Grai Tor tạo nên một làn sương mờ giữa đại ngàn.

Từ độ cao khoảng 20 m đổ xuống, thác Grai Tor tạo nên một làn sương mờ giữa đại ngàn.

Cây cổ thụ tỏa bóng xanh mát cả khu vực thác Grai Tor

Cây cổ thụ tỏa bóng xanh mát cả khu vực thác Grai Tor

Xung quanh thác Grai Tor là các tảng đá nhiều hình thù cùng thảm thực vật chằng chịt tạo nên khung cảnh huyền bí.

Xung quanh thác Grai Tor là các tảng đá nhiều hình thù cùng thảm thực vật chằng chịt tạo nên khung cảnh huyền bí.

Các nhánh nước từ trên cao đổ xuống khu vực thác Grai Tor

Các nhánh nước từ trên cao đổ xuống khu vực thác Grai Tor

Với những người thích khám phá, trải nghiệm thì thác Grai Tor là điểm đến lý tưởng bởi nét đẹp hoang sơ.

Với những người thích khám phá, trải nghiệm thì thác Grai Tor là điểm đến lý tưởng bởi nét đẹp hoang sơ.

Ở dưới chân thác là dòng suối nhỏ mát lành chảy xuống vùng hạ lưu.

Ở dưới chân thác là dòng suối nhỏ mát lành chảy xuống vùng hạ lưu.

Clip: Hoang sơ thác Grai Tor.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền.
Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

(GLO)-

Ngoài các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút hàng ngàn du khách, người dân đến tham quan thưởng lãm trong dịp lễ Quốc khánh 2-9 thì các homestay, farmstay nơi đây cũng không kém phần nhộn nhịp.

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap.