Kết quả X-quang có thay đổi 'bản đồ' xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các nhà khoa học, ghi chép và bằng chứng khảo cổ cho thấy có 8 nơi chứa xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Thông tin về chiếc hộp được cho là đựng xá lị (xá lợi) của Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa ra tại tọa đàm "Đệ tam tổ Huyền Quang với Phật giáo Trúc Lâm" (tổ chức tại Ngọa Vân Yên Tử, TX.Đông Triều, Quảng Ninh) ngày 2.3 vừa qua một lần nữa cho thấy Ngọa Vân là một điểm đến thiêng.

"Chiếc hộp được tìm thấy khi khai quật khảo cổ và chúng tôi cho rằng đó là hộp đựng xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông", TS Nguyễn Văn Anh (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) nói.

Hình chụp X-quang chiếc hộp được cho là đựng xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Hình chụp X-quang chiếc hộp được cho là đựng xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chiếc hộp này, theo TS Nguyễn Văn Anh, dài 80/83 mm, cao 45/46 mm, rộng 46/49 mm. Trên mặt hộp có vết vải và dây buộc hình chữ thập (十). Điều đó cho thấy hộp được bọc trong một túi vải, ngoài có dây buộc. Kết quả phân tích thành phần chất liệu bằng phương pháp huỳnh quang tia X cho biết hộp được làm bằng hợp kim chì, đồng và thiếc.

Do giả thuyết đó là một chiếc hộp đựng xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông, các nhà khoa học phụ trách khai quật cũng như các nhà quản lý ở tỉnh Quảng Ninh quyết định không mở chiếc hộp này mà sử dụng cách chụp X-quang để nghiên cứu.

"Chiếc hộp có hình dáng rất giống với bảo vật quốc gia hộp đựng xá lị tại Tháp Nhạn (Nghệ An). Khi chụp X-quang, kết quả cho thấy hộp gồm 2 lớp, bên trong có một hộp nữa, trong hộp bên trong có một vật hình que và một vật hình tròn", ông Anh nói.

Nơi giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Ngọa Vân Yên Tử

Nơi giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Ngọa Vân Yên Tử

TS Nguyễn Văn Anh cùng nhóm nghiên cứu của mình cũng giải thích việc cho rằng đây nhiều khả năng là xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông, dựa trên việc khi Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa, đệ tử Pháp Loa tổ chức thiêu và thu được mấy nghìn viên xá lị. Sau đó, một số được để lại Ngọa Vân để xây bảo tháp, còn gọi là Phật hoàng Tháp, một số được mang về Thăng Long rồi từ Thăng Long mang về Thái Bình…

Trả lời câu hỏi, liệu phát hiện này có thay đổi "bản đồ" phân bố xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông hay không, TS Anh cho biết, qua ghi chép và những bằng chứng khảo cổ học, có thể vẽ "bản đồ" phân bố này. Bản đồ cũng cho thấy hành trình tu luyện, nhập diệt theo thế sư tử nằm, phân phát xá lị đi khắp nơi của Phật hoàng Trần Nhân Tông là một chuỗi công việc mô phỏng quá trình tu luyện, viên tịch và phân phát xá lị của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trong chuỗi sự kiện đó, Yên Tử là nơi Phật Hoàng tu luyện, giảng pháp, độ tăng và Ngoạ Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của ngài. Các nơi khác được lưu giữ xá lị đều là những trung tâm lớn về chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo dưới thời Trần.

"Trong số 8 nơi được lưu giữ xá lị của Phật Hoàng thì riêng tự viện Quỳnh Lâm có 2 nơi chứa xá lị của Ngài. Đông Triều, Uông Bí ngày nay dưới thời Trần là đất An Sinh quê gốc của nhà Trần, đồng thời là trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nên có đến 4 điểm lưu giữ xá lị của Phật hoàng", TS Nguyễn Văn Anh cho biết.

Về việc phát hiện chiếc hộp được cho là đựng xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông, TS Nguyễn Văn Anh cho rằng: "Phát hiện này không thay đổi bản đồ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nó chỉ khẳng định thêm những ghi chép về điều này có cơ sở".

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.