Kế hoạch mở các tuyến xe buýt kết nối Thái Lan-Lào-Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính phủ Thái Lan đã chấp thuận các cuộc đàm phán xúc tiến mở một tuyến xe buýt kết nối 3 nước qua tuyến R12 từ Nakhon Phanom (Thái Lan) đến thị xã Thakhek (Trung Lào) sang tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam).
Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, trang mạng laotiantimes.com ngày 23/6 đưa tin Thái Lan đang thảo luận với Lào và Việt Nam về việc mở các tuyến xe buýt mới kết nối các điểm đến nổi tiếng của 3 nước này.
Theo báo trên, Chính phủ Thái Lan đã chấp thuận các cuộc đàm phán nhằm xúc tiến mở một tuyến xe buýt kết nối ba nước qua tuyến R12 từ Nakhon Phanom (Thái Lan) đến thị xã Thakhek (tỉnh Khammuan, Trung Lào) và sang tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Khoảng cách từ Nakhon Phanom đến Hà Tĩnh khoảng 300km.
Bộ Giao thông Vận tải Thái Lan cho biết bộ này đang nỗ lực xúc tiến quá trình mở tuyến, bao gồm việc đề nghị Lào đăng cai cuộc họp Nhóm công tác 3 bên lần thứ hai càng sớm càng tốt để thảo luận về mô hình dịch vụ và đưa ra các thỏa thuận chính thức liên quan tới tuyến xe buýt này.
Theo trang mạng trên, 3 địa phương trên với các điểm tham quan văn hóa và nghệ thuật địa phương, đền đài và các địa điểm tôn giáo, cũng như các kỳ quan thiên nhiên như thác nước, núi và bãi biển, đặc biệt hấp dẫn đối với khách du lịch.
Theo Phạm Kiên-Bá Thành (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.