Indonesia: Bali chính thức cấm du khách lên núi thiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi nhiều người nước ngoài cố ý phá hoại sự tôn nghiêm của các điểm linh thiêng tại Bali, chính quyền tỉnh Bali đã ra lệnh cấm khách du lịch tiếp cận 22 ngọn núi trên hòn đảo nhiệt đới này.
Một bức tượng gần núi lửa Agung ở Bali. (Ảnh: Reuters)

Một bức tượng gần núi lửa Agung ở Bali. (Ảnh: Reuters)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Thống đốc tỉnh Bali của Indonesia, ông I Wayan Koster đã ra lệnh cấm khách du lịch tiếp cận 22 ngọn núi trên hòn đảo nhiệt đới sau khi xảy ra nhiều vụ việc du khách nước ngoài có hành vi không phù hợp ở các khu vực linh thiêng này.

Trong một tuyên bố, Thống đốc Koster cho rằng sự linh thiêng của các ngọn núi là điều thu hút khách du lịch đến với Bali. Tuy nhiên, nếu sự linh thiêng bị tổn hại điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm suy giảm sự thiêng liêng của thiên nhiên Bali.

Ông Koster dẫn chứng các trường hợp du khách nước ngoài vi phạm sự linh thiêng của các ngọn núi ở Bali trong thời gian gần đây, bao gồm chụp ảnh khỏa thân và xả rác bừa bãi. Do vậy, chính sách mới nhằm duy trì thuần phong mỹ tục và kiến tạo ngành du lịch chất lượng.

Ngoài du khách quốc tế, lệnh cấm trên cũng được áp dụng đối với các khách du lịch trong nước khi chính quyền Bali đóng cửa hoàn toàn 22 ngọn núi linh thiêng đối với cộng đồng theo đạo Hindu bản địa.

Ông Koster nhấn mạnh lệnh cấm không chỉ dành cho du khách nước ngoài mà cả khách du lịch trong nước và cư dân địa phương trừ khi có các nghi lễ tôn giáo hoặc ứng phó thảm họa và các hoạt động đặc biệt không vì mục đích du lịch.

Lệnh cấm cũng bị cho là sẽ tác động đến kinh kế của cộng đồng bản địa, đặc biệt là những người đang cung cấp các dịch vụ leo núi như các hướng dẫn viên và những người khuân vác.

Chủ tịch Diễn đàn hướng dẫn viên du lịch leo núi Agung, ông I Ketut Mudiada hy vọng rằng sẽ có các quy định rõ ràng và quản lý tốt đối với du lịch leo núi.

Theo ông I Ketut, hoạt động du lịch tại khu vực núi có tác động đến kinh tế của những người dân cư trú dưới chân núi, đặc biệt là núi Agung.

Lệnh cấm leo núi ở Bali được quy định trong Thông tư số 4/2023 liên quan đến khách du lịch quốc tế ở Bali. Chính sách này cũng được ban hành dựa trên 2 quy định năm 2020 của Thống đốc Bali về bảo vệ các ngôi đền, biểu tượng tôn giáo, và quản lý du lịch địa phương.

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.