Ia Grai: Phát huy vai trò người có uy tín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Ia Grai, Gia Lai đã chú trọng phát huy vai trò của người có uy tín trong các cuộc vận động nhân dân đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Ia Grai là huyện biên giới, có 13 xã, thị trấn với 150 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 92 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, các già làng, trưởng thôn và người có uy tín đã có những đóng góp tích cực trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện đại đoàn kết các dân tộc.

 

Huyện Ia Grai  tổ chức hội nghị biểu dương người có uy tín. Ảnh: L.N
Huyện Ia Grai tổ chức hội nghị biểu dương người có uy tín. Ảnh: L.N

Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các già làng, trưởng thôn và người có uy tín trên địa bàn huyện đã tích cực vận động người dân chấp hành tốt các quy định trong hương ước, quy ước của thôn, làng, xóa bỏ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi; ăn ở hợp vệ sinh, giữ gìn nếp sống văn minh; đóng góp kinh phí, ngày công, hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học... Điển hình tại các làng Jut 1 (xã Ia Dêr), làng Bek, Păng Gol, Ngai Yố, Dun Dê (xã Ia Bă) và các làng trên địa bàn xã Hrung đã huy động dân làng hiến 300-800 m2 đất để xây dựng công trình công cộng; làng O Pếch (xã Ia Pếch), làng Yam (thị trấn Ia Kha) đã huy động nhân dân đóng góp hơn 150 triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng...

Ông Puih Sênh-già làng Bek (xã Ia Bă) cho hay: “Làng Bek có 186 hộ với 740 khẩu (146 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số), đời sống người dân còn nhiều khó khăn, còn nhiều hộ nghèo... Với cương vị là già làng, được người dân tín nhiệm, mình phải gương mẫu trong lối sống, tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội, vận động con cháu phát triển kinh tế. Mình cùng với cán bộ thôn vận động người dân tham gia hiến đất, đóng góp được 962 triệu đồng và 350 ngày công để làm 2,5 km đường giao thông nông thôn”. Tương tự, già làng Ksor Hrenh (làng Tốt, xã Ia Sao) cho biết: “Để xây dựng nông thôn mới, mình đã vận động người dân trong làng thực hiện lối sống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và huy động nhân dân đóng góp làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng. Vừa qua, người dân trong làng đóng góp được 562 triệu đồng và hơn 350 ngày công để làm 1,5 km đường bê tông nông thôn giúp cho việc đi lại được thuận tiện, không bị lầy lội vào mùa mưa. Ngoài ra, mình vận động người dân trong làng tu sửa hàng rào, xây dựng nhà cửa khang trang, góp sức trong việc xây dựng nông thôn mới”.

Bên cạnh đó, người có uy tín tại các làng cũng đã tích cực vận động nhân dân tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Trong 4 năm qua (2014-2017), người có uy tín trên địa bàn huyện đã tuyên truyền chống vượt biên 94 lượt, 39 lượt về “ma lai”, “thuốc thư”, 124 lượt về không sinh hoạt đạo trái phép; phối hợp cảm hóa, giáo dục 408 trường hợp thanh-thiếu niên hư hỏng tại các làng; tham gia hòa giải 1.182 vụ việc về hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai và các tranh chấp khác. Ông Rơ Châm Chích-Bí thư chi bộ làng Beng (xã Ia Chía) chia sẻ kinh nghiệm: Để đảm bảo an ninh chính trị, chi bộ đã tham gia phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh bóc gỡ nhiều vụ, nhiều cá nhân theo “Tin lành Đê-ga”. Ngoài ra, chi bộ đã cử cán bộ đi hòa giải hàng trăm vụ tranh chấp về đất đai, trộm cắp tài sản, bạo lực gia đình.

Ông Ksor Phơn-Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ia Grai: Huyện  thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín thông qua việc cung cấp thông tin về tình hình thời sự về chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương, về các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng về vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng; phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có uy tín để họ yên tâm làm tốt công việc.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.