Hướng dẫn mới nhất về bảo hiểm thất nghiệp áp dụng từ ngày 15-2

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một số quy định mới nhất về hưởng bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2024 mà người lao động cần biết

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa ban hành Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Việc làm. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2024.

Theo đó, có một số thay đổi kể từ ngày 15-2-2024 mà người lao động cần lưu ý, cụ thể:

Hướng dẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi công ty không có người đại diện

Để giải quyết vướng mắc về việc xin giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), Bộ LĐ-TB-XH đã bổ sung thêm quy định sau đây:

Người lao động tại đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì người lao động đề nghị Sở LĐ-TB-XH hoặc Bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp tỉnh thực hiện theo quy trình tại điểm h khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ- CP.

Theo đó, tại công ty không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền, nếu người lao động có nhu cầu nghỉ việc hưởng BHTN thì chủ động đề nghị Sở LĐ-TB-XH hoặc BHXH cấp tỉnh làm thủ tục xác nhận.

Một số quy định mới nhất về hưởng bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Một số quy định mới nhất về hưởng bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Bổ sung hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, mỗi tháng hưởng TCTN vẫn được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp đến ngày đó của tháng sau trừ 1 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng TCTN là ngày cuối cùng của tháng đó.

Thay đổi công thức tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, thời gian đóng BHTN được bảo lưu được xác định theo công thức sau: Thêm trường hợp được bảo lưu BHTN; Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm một trường hợp được tính bảo lưu BHTN, đó là trường hợp người lao động được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN sau khi chấm dứt hưởng TCTN.

Nếu người lao động có thời gian đóng BHTN từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng BHTN khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Còn nếu người lao động có thời gian đóng BHTN dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung được bảo lưu theo nguyên tắc sau:

Số tháng đóng BHTN được xác nhận bổ sung để bảo lưu = Số tháng đóng BHTNđã xét hưởng TCTN + Số tháng đóng BHTN xác nhận bổ sung - Số tháng đóng BHTN tương ứng với số tháng đã nhận tiền TCTN - Số tháng đóng BHTN tương ứng số tháng bị tạm dừng hưởng TCTN.

Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm 1 trường hợp được tính bảo lưu BHTN, đó là trường hợp người lao động được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN sau khi chấm dứt hưởng TCTN.

Nếu người lao động có thời gian đóng BHTN từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng BHTN khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHTN dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung được bảo lưu theo nguyên tắc sau:

Số tháng đóng BHTN được xác nhận bổ sung để bảo lưu = Số tháng đóng BHTN đã xét hưởng TCTN + Số tháng đóng BHTN xác nhận bổ sung - Số tháng đóng BHTN tương ứng với số tháng đã nhận tiền TCTN - Số tháng đóng BHTN tướng ứng số tháng bị tạm dừng hưởng TCTN.

Bỏ quy định về các trường hợp không cần thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng

Bỏ quy định về các trường hợp không cần thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng

Hai trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng BHTN

Cũng theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, người lao động cần lưu ý 2 trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng BHTN chưa được hưởng TCTN.

Trường hợp 1: Người lao động đóng BHTN trên 144 tháng thì chỉ được giải quyết hưởng tối đa 12 tháng TCTN còn số tháng còn lại chưa được giải quyết hưởng TCTN sẽ không được bảo lưu.

Trường hợp 2: Số tháng lẻ chưa hưởng BHTN được bảo lưu tại quyết định hưởng sẽ không được bảo lưu khi người lao động thuộc một trong 3 trường hợp: 1 - Không đến nhận tiền TCTN, 2 - Bị hủy quyết định hưởng TCTN, 3 - Bị chấm dứt hưởng TCTN.

Thông tư 15 nêu rõ, các trường hợp không đến nhận tiền TCTN, bị hủy quyết định hưởng TCTN, bị chấm dứt hưởng TCTN thì thời gian đóng BHTN được bảo lưu không bao gồm số tháng đóng BHTN chưa được giải quyết hưởng TCTN tại Quyết định về việc hưởng TCTN đã được cơ quan BHXH bảo lưu.

Bỏ quy định về các trường hợp không cần thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng

Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH nêu rõ, bãi bỏ khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, từ ngày 15-2-2024, không còn trường hợp người lao động được miễn thông báo về tình hình tìm kiếm hằng tháng. Thay vào đó, các trường hợp này được bổ sung vào nhóm các trường hợp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.

Theo đó, người lao động tuy không phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm nhưng phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm (thông qua điện thoại, thư điện tử, fax, ...) về lý do không phải trực tiếp đến thông báo và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của hạn thông báo, đồng thời gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp không phải thông báo trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm.

Người lao động được đề nghị hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi hưởng TCTN

Theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, trường hợp người lao động đang hưởng TCTN tại một địa phương mà đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác, Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động được hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng TCTN.

Trường hợp đã chuyển nơi hưởng TCTN, sau đó đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi đang hưởng TCTN thì Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi ban hành quyết định hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.