Hòn đảo đón ánh mặt trời năm mới đầu tiên trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều vùng không ngần ngại thay đổi múi giờ để trở thành nơi đầu tiên đón năm mới trên thế giới. Tuy nhiên, điểm thực sự đoạt danh hiệu này nằm trên quần đảo Chatham, New Zealand.
 

 

Chatham là một quần đảo nằm cách đảo South của New Zealand khoảng 650 km về phía đông. Trong số 11 đảo của Chatham, chỉ hai đảo có người sinh sống là đảo Chatham và đảo Pitt.
 

 

Theo Hải quân Mỹ, đỉnh Kahuitara ở đảo Pitt là điểm có người sinh sống đầu tiên trên thế giới đón mặt trời vào ngày 1/1 hàng năm, vào lúc 4h50 theo giờ địa phương, trước đất liền New Zealand 45 phút.
 

 

Cuộc đua giành danh hiệu nơi đầu tiên đón mặt trời mọc trong năm mới diễn ra giữa nhiều vùng và gây không ít tranh cãi. Những năm 1990, Kiribati từng chuyển đường đổi ngày quốc tế của mình ra xa hơn về phía đông để khẳng định quần đảo Caroline (trong ảnh) là nơi đầu tiên trên thế giới bước vào thiên niên kỷ mới. Tuy nhiên, đảo Pitt đã đón năm mới sớm hơn Kiribati tới 25 phút.
 

 

Từ đó, nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương đã cố giành danh hiệu này nhưng không thành công. Cả Samoa và Tokelau đã bỏ qua ngày 20/12/2011 khi chuyển sang đường đổi ngày phía New Zealand nhưng vẫn sau Gisborne - thành phố đầu tiên đón ánh mặt trời năm mới.
 

 

Quần đảo Chatham từ lâu đã nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên và hệ động thực vật độc đáo, điểm đến quen thuộc của các nhà quay phim, nhiếp ảnh gia và những người yêu thiên nhiên.
 

 

Mỗi vùng ở Chatham có những đặc trưng riêng, từ đồi cát, cột đá basalt, tới đồi núi hay địa hình hiểm trở. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài chim đặc hữu.
 

 

Quần đảo còn có nhiều khu di tích ấn tượng, thể hiện lịch sử lâu đời, từ khi người Moriori đặt chân lên đây vào khoảng 1.000 năm trước.
 

 

Ngày nay, khoảng 600 người sống ở đảo Chatham, và 40 người định cư trên đảo Pitt. Ngành kinh tế chính ở đây là ngư nghiệp, cùng du lịch, trồng trọt và khai thác rừng.
 

 

Du khách có thể đến đảo Chatham theo đường hàng không từ các sân bay lớn ở New Zealand, nhưng chỉ có thể sang đảo Pitt bằng tàu biển hoặc máy bay cỡ nhỏ.

Hoàng Linh/zing

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.