Học viện Chính trị khu vực III làm việc về xây dựng nông thôn mới tại Chư Păh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 14-2, đoàn nghiên cứu thực tế lớp Cao cấp lý luận chính trị K73A54.3 Học viện Chính trị khu vực III do Tiến sĩ Trần Viết Quân-Trưởng khoa Triết học làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với cấp ủy, chính quyền huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) về công tác xây dựng nông thôn mới.
  1. Học viện Chính trị khu vực III làm việc về xây dựng nông thôn mới tại Chư Păh ảnh 1

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Đinh Yến

Làm việc với đoàn nghiên cứu của Học viện có các đồng chí: Nguyễn Quang Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Phạm Minh Phụng-Phó Chủ tịch UBND huyện cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị liên quan của huyện.

Tại buổi làm việc, đoàn được thông tin sơ bộ về việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chư Păh. Theo báo cáo, sau 10 năm triển khai, đến nay toàn huyện có 4 xã: Ia Nhin, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, Hòa Phú đạt nông thôn mới. Huyện Chư Păh chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; không nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, hạn chế trong công tác xây dựng nông thôn mới của Chư Păh là trình độ năng lực của một số cán bộ trực tiếp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã còn yếu; đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Chương trình. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Chư Păh còn cao. Tính đến cuối năm 2022, toàn huyện còn 1.842 hộ nghèo với 7.797 khẩu, chiếm tỷ lệ 8,94% trên tổng dân số toàn huyện.

Thay mặt đoàn, Tiến sĩ Trần Viết Quân trân trọng cảm ơn sự đón tiếp chân tình của lãnh đạo huyện; đồng thời, bày tỏ ấn tượng với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Chư Păh sau đại dịch Covid-19. Các thành viên trong đoàn cũng đã trao đổi, làm rõ thêm một số thông tin liên quan đến việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện thời gian qua, cũng như những tồn tại, hạn chế của địa phương.

Đoàn công tác và lãnh đạo huyện Chư Păh tặng quà cho 5 hộ thuộc diện khó khăn. Ảnh: Đinh Yến

Đoàn công tác và lãnh đạo huyện Chư Păh tặng quà cho 5 hộ thuộc diện khó khăn. Ảnh: Đinh Yến

Qua các thông tin được trao đổi, làm rõ tại buổi làm việc đã góp phần làm phong phú thêm nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn cho các thành viên trong đoàn. Trong chương trình đến nghiên cứu thực tế tại huyện Chư Păh, đoàn đi khảo sát đời sống người dân, tham quan Thủy điện Ia Ly và tặng 5 suất quà (1 triệu đồng/suất) cho 5 gia đình thuộc diện khó khăn ở xã Nghĩa Hưng.

Có thể bạn quan tâm

Nhộn nhịp phiên chợ Tết ở Đak Pơ

Nhộn nhịp phiên chợ Tết ở Đak Pơ

(GLO)- Ngày 17-1 (nhằm ngày 26 tháng Chạp), huyện Đak Pơ tổ chức “Phiên chợ Tết, giao lưu văn hóa-văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023”. Phiên chợ thu hút đông đảo người dân tham quan, mua sắm, vui chơi, tạo không khí ngày Tết rộn ràng, đầm ấm.
Điểm sáng hiến đất làm đường

Điểm sáng hiến đất làm đường

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản, nhân dân thôn Tân Hội (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đã đồng lòng hiến đất, đóng tiền nâng cấp và làm mới đường nội đồng, đường giao thông nông thôn. Nhiều tuyến đường được mở rộng, cứng hóa đã làm cho diện mạo nông thôn nơi đây thêm khởi sắc.
Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua

Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua

(GLO)- Những năm qua, MTTQ tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, thiết thực góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dịp 86 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông HỒ VĂN ĐIỀM-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.
Phát huy truyền thống anh hùng, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc

Phát huy truyền thống anh hùng, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc

(GLO)- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai ra đời với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân. Vừa mới thành lập, lại phải chiến đấu trong điều kiện đầy cam go, thử thách, lực lượng quân số mỏng, điều kiện phục vụ công tác và chiến đấu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng lực lượng An ninh Gia Lai đã đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, nhanh chóng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trên trận tuyến bảo vệ an ninh quốc gia.
Vị trí địa lý - địa danh và địa giới hành chính tỉnh Gia Lai

Vị trí địa lý - địa danh và địa giới hành chính tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển.Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20“ đến 14°36'30“ vĩ bắc, từ 107°27'23“ đến 108°54'40“kinh đông.Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Campuchia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.