Góc nhìn phóng viên:

Học sinh lớp 6 chỉ biết viết mỗi tên mình, lỗi ở ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện giáo dục dở khóc dở cười vừa bị phát giác mấy ngày qua ở Quảng Bình khi một cậu học trò học đến lớp 6 chỉ biết viết mỗi… tên của mình.

Chuyện rằng, trong giờ giáo dục công dân tại lớp 6B Trường THCS Hồng Hóa (H.Minh Hóa, Quảng Bình), cô giáo thấy bài của 1 học sinh (HS) ghi dòng chữ "chép nhanh để về", mới phát hiện HS này chỉ nhìn bài bạn để chép chứ không hiểu nghĩa. Kiểm tra nhanh các kỹ năng đọc, viết của HS, cô giáo mới tá hỏa vì trình độ của em mới ngang lớp vỡ lòng, nên báo cáo ban giám hiệu.

Đọc đến đây, hẳn bạn đọc sẽ đặt ra các câu hỏi: Vậy trước đó em HS đã học tập như thế nào? Kỹ năng đọc, viết kém như thế tại sao em vẫn đều đặn lên lớp, vượt qua bậc tiểu học? Các kỳ kiểm tra chất lượng HS này đã vượt qua ra sao và vì sao các giáo viên từ lớp 1 đến lớp 6 (trước thời điểm cô giáo dạy giáo dục công dân phát hiện) lại không biết?

Khi sự việc vỡ lở, Phòng GD-ĐT H.Minh Hóa đã yêu cầu rà soát lại quá trình dạy học cũng như báo cáo kết quả học tập, các giáo viên giảng dạy ở cấp tiểu học liên quan đến vụ việc. Còn phía Trường THCS Hồng Hóa cho biết sẽ phối hợp với các giáo viên tiểu học để dạy phụ đạo cho em HS.

Câu chuyện của em HS này đã phơi bày một phần nào đó "bệnh thành tích" trong ngành giáo dục về điều mà lâu nay, nhiều người nói vui là "có muốn ở lại lớp cũng không được". Khi các em học kém, gia đình muốn xin ở lại lớp không phải là chuyện dễ (!). Bởi với "áp lực" của cấp trên, giáo viên bằng mọi giá... không được cho HS ở lại.

Người viết đã từng nghe một người bạn tâm sự rằng, để xin con ở lại lớp ở cuối cấp mầm non, anh đã phải huy động rất nhiều mối quan hệ. Cháu chậm nói, thua kém bạn bè nhưng ngặt nỗi nhà trường vẫn muốn cho cháu lên cấp 1 vì "trước nay không có tiền lệ ở lại". Chưa kể, nếu cháu ở lại sẽ ảnh hưởng đến thành tích của lớp, thành tích của trường.

Không riêng ngành giáo dục mà ở bất kỳ ngành nào, thành tích luôn là thước đo giá trị, hiệu quả của các cá nhân, tập thể trong ngành đó. Nhưng tiếc thay, khi thành tích được xây dựng bằng việc "giấu dốt", bằng những "bản báo cáo đẹp", bằng sự giả dối thì sớm muộn cũng lòi ra những hệ lụy đớn đau. Trở lại câu chuyện em HS nọ, nếu vụ việc không bị cô giáo bộ môn giáo dục công dân phát giác, rồi em sẽ lên tới lớp mấy, khi chỉ có thể viết được mỗi cái tên của mình? Bấy giờ, biết lấy ai để đổ lỗi?

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).