Hiện tượng "lặp" trong hơamon Bia Brâu: Cái lý của sự… rườm rà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bên cạnh các hình thức nghệ thuật tiêu biểu của hơamon (sử thi) Tây Nguyên như biện pháp ngoa dụ tạo nên tính kỳ vĩ, thần kỳ với ngôn ngữ ví von, giàu hình ảnh, hiện tượng “lặp” mới nhìn qua có vẻ rườm rà, không cần thiết. Song thực ra đây chính là sự nhấn mạnh, tôn thêm điều muốn thể hiện hoặc khắc họa một tính cách, một vẻ đẹp nào đó mà nội dung câu chuyện đề cập. Tiêu biểu cho lối diễn đạt trên là hơamon Bia Brâu của người Bahnar tại Gia Lai.
 Bìa sử thi Bia Brâu. Ảnh: B.Q.V
Bìa sử thi Bia Brâu. Ảnh: B.Q.V
Hơamon Bia Brâu (song ngữ Bahnar-Việt) do Sở Văn hóa-Thông tin Gia Lai (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) xuất bản tháng 9-2002 là một trong nhiều sử thi của người Bahnar ở Bắc Tây Nguyên đã được sưu tầm và giới thiệu, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tại địa phương. Đây là sử thi do nhóm cán bộ văn hóa tỉnh Gia Lai lúc bấy giờ sưu tầm ở địa bàn huyện Kông Chro, do nghệ nhân Đinh Gang (một người không biết chữ) kể trong 6 đêm (khoảng hơn 10 giờ đồng hồ). Nội dung câu chuyện trong hơamon Bia Brâu được tóm lược trong trang đầu cuốn sách: “…Có thể coi đây là một cuộc kịch chiến giữa 2 thế lực có sức mạnh siêu phàm, vốn vẫn tồn tại trong thế giới của thần thoại và cổ tích. Đó là cuộc đọ sức của những hồn ma ở thế giới bên kia với những vị thần trên trời, giữa những người đã chết muốn sống lại và những người đang sống yên ổn, bình thường nơi trần thế. Tác phẩm là một cuộc chiến dai dẳng với nhiều mối quan hệ đan xen và không kém phần phức tạp…”.
Bia Brâu thuộc thể loại tự sự dân gian truyền miệng đã tồn tại và lưu truyền qua hình thức diễn xướng, hát kể của các nghệ nhân buôn làng, những người có trí nhớ đặc biệt. Đọc qua bản dịch tiếng Việt, có đối chiếu với nguyên bản tiếng Bahnar, chúng ta thấy lời kể được người dịch ghi thành văn xuôi, còn những bài hát trong câu chuyện được ghi thành các câu, đoạn văn vần (in nghiêng). Ngay từ khi vào đầu câu chuyện, để giới thiệu gia đình Bia Brâu, chúng ta thấy sự lặp lại nhiều lần của đoạn hát kể để miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật. Với Bia Brâu thì: “Bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng/Lung linh sáng cả một vùng xung quanh/Hở bắp chân-sấm rền dữ dội/Sáng đầu gối-giông nổi đầy trời/Trắng bắp vế-mưa dâng khắp nguồn sông Ba, sông Ayun/Ba trăm lớp váy màu đen thẫm/Da thịt vẫn như lúc trần truồng …”. Cùng với đó, nét đẹp 3 người con gái của Bia Brâu cũng: “Đẹp như con gái người Kinh/Xinh tựa vàng anh, chrao, họa mi/Trông trước ngực đã thấy mê/Xem sau lưng lại càng say đắm”. Đồng thời, những bước đi của họ cũng được tả lại như của người mẹ. Đến đoạn tả con trai Dơhrit thì khuôn mẫu ấy vẫn lặp lại nhưng có thay đổi cách dùng từ cho hợp với vẻ đẹp của một chàng trai: “Bước đi uyển chuyển hiên ngang/Lung linh sáng cả một vùng xung quanh/Ngời bắp chân-sấm rền dữ dội/Chói đầu gối-mưa giông tố nổi/Trắng bắp đùi-nước dâng khắp nguồn sông Ba, sông Ayun/Đẹp như chàng trai người Kinh/Xinh tựa con chim vẹt đực trên rừng”.
Sau cuộc đánh nhau long trời lở đất giữa Bia Brâu và chàng Diông Kuan-con của bok Rok Pơtâu 6 lá tai dài-thì 2 bên hòa hoãn, thân thiện và yêu nhau, trông Bia Brâu “không kém phần rực rỡ”… Đoạn tả vẻ đẹp của nàng cũng lặp lại một lần nữa: “Bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng/Lung linh sáng cả một vùng xung quanh…”. Và đến đoạn tả vẻ “đẹp gớm đẹp ghê” của Bia Mơset-cô của Diông Kuan-cũng vậy: “…Ba trăm lớp váy màu đen thẫm/Da thịt vẫn như lúc trần truồng”. Đồng thời, nét đẹp của em gái Diông Kuan không kém cạnh: “… Hở nhẹ sấm sét gầm/Hở thêm giông tố nổi…”.
Ngoài miêu tả vẻ đẹp của nhân vật theo khuôn mẫu, trong sử thi Bia Brâu, chúng ta còn nhiều lần bắt gặp các kiểu lặp khác, như nói đến tính cách của Dơhrit: “Ngang tàng chẳng biết nghe ai/Cha mẹ khuyên răn bỏ ngoài tai…”; hay diễn tả tiếng chinh chiêng: “Chiêng vòng tròn rộn ràng/Chiêng xoay quanh giòn giã/Tiếng chiêng bổng bay xa/Tiếng chiêng trầm đầm ấm”; hoặc tả đàn muỗi rừng bay: “Từ nhỏ đến lớn không biết/Từ xưa tới giờ chưa thấy/Muỗi to như thể bắp tay/Ôi chao, sợ gớm sợ ghê”. Và các kiểu chi tiết, hình tượng khác cũng được lặp đi lặp lại ở các hoàn cảnh tương tự.
Trong phần chú thích của cuốn sử thi này, Th.S Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), một thành viên nhóm sưu tầm hơamon Bia Brâu-cũng đề cập đến việc có ý kiến phân vân cho rằng, sự lặp lại một kiểu miêu tả của tác giả dân gian như đã nêu trên là không cần thiết. Th.S Nguyễn Quang Tuệ chia sẻ: “Khi hoàn chỉnh bản thảo, tôi cũng cảm thấy như vậy và đã có ý định cố gắng gạn lọc để lược đi những câu, đoạn thực sự rườm rà. Tuy nhiên, qua thực tế điền dã, nghiên cứu, tôi cho là có nhiều lý do chính đáng để minh chứng cho việc tồn tại cách miêu tả đã nêu là hoàn toàn cần thiết…”. Với thực tế qua nhiều đợt sưu tầm sử thi ở địa phương, người chịu trách nhiệm bản thảo Hơamon Bia Brâu cho rằng, do không gian, thời gian của người hát kể hơamon kéo dài trong nhiều đêm, người nghe thì kẻ đến trước người đến sau, kẻ nghe một phần, người nghe hết câu chuyện. Để mọi người ai cũng nghe cũng hiểu, dù chỉ một phần, thì việc nhắc lại điều đã kể hơn một lần là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, do hát kể một câu chuyện trong nhiều đêm, việc lặp lại một số câu, đoạn cũng có tác dụng giúp nghệ nhân khôi phục trí nhớ để liên kết câu chuyện được mạch lạc… Nếu chúng ta đặt mình là người trong cuộc để nghe hát kể sử thi Tây Nguyên thì chắc chắn sẽ đồng cảm và dễ hiểu với hiện tượng “lặp” như đã đề cập.
Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null