Hiên nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nắng rót xuống hiên nhà những sợi vàng óng xiên xiên trên nền gạch cũ. Mẹ đi chợ về, mấy chị em bỏ dở cuộc chơi trốn tìm chạy đến chụm đầu vào chiếc thúng mẹ vừa đặt xuống bậc thềm. 
Mẹ nhẹ nhàng vén tấm lá chuối lấy cho chị em tôi túm quà mang từ chợ về. Mấy chị em vui mừng ngồi xuống chia nhau, nụ cười giòn tan. Mẹ ngồi bên cạnh, ngả nón phe phẩy, những sợi tóc mai hất qua khuôn mặt lấm tấm mồ hôi. Chị Hai nhanh nhảu chạy vào nhà rót đưa mẹ ly nước. Mẹ móc túi, rải những đồng tiền lẻ đã cũ xuống nền nhà, vuốt phẳng phiu, đếm đi đếm lại mấy lần và bảo chị Hai: “Con cầm lấy mai đóng học phí cho cô giáo nhé!”. Chị Hai vui mừng cảm ơn, mắt mẹ ánh lên niềm vui.
Khí hậu miền Trung quê tôi khắc nghiệt hơn những vùng khác nên nhà thường có mái hiên choãi ra phía trước. Căn nhà tôi ở ngày ấy được lợp ngói nhưng nhà bếp và phần hiên thì lợp bằng mái rạ. Vậy nên cứ mỗi năm lại phải thay một lần. Đến mùa gặt, ba chọn giống lúa có thân dài, xếp gọn gàng, mang phơi nắng. Những ngày ba phơi rạ, chị em chúng tôi được giao nhiệm vụ canh chừng đàn gà bới xéo làm rối. Khi mùa màng xong xuôi, ba đánh tranh để lợp mái hiên. Nơi hiên nhà, những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu, chị bê rổ đậu phộng mới luộc nóng hổi, cả nhà quây quần bên nhau. Ánh trăng lọt vào mái hiên, soi rõ từng gương mặt thích thú của đám trẻ chúng tôi. Đứa em út ngủ trong chiếc võng mắc giữa hai cột hiên thi thoảng cựa mình đòi mẹ hát ru. Mẹ nhẹ nhàng đưa võng, những câu hát à ơi ngọt ngào ngân lên. Mùi đồng đất, cây cỏ, mùi ngọt dịu thảo thơm từ khu vườn nhà mơn man trên làn da mát rượi.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi vẫn nhớ những trưa hè nắng như đổ lửa, dưới mái hiên, chị em tôi thường nhổ tóc bạc cho bà và được bà cho mấy trăm đồng tiền lẻ mua kem. Em trai tôi thi thoảng tinh nghịch kéo môi bà đếm xem bà đã mọc được bao nhiêu chiếc răng. Bà xua tay mắng yêu. Chúng tôi biết đến những câu chuyện cổ tích vào những buổi trưa như thế bên bà.
Hiên nhà rộng chỉ tầm hai mét vuông thôi nhưng đầy ắp những kỷ niệm thuở nhỏ. Là nơi đám trẻ chúng tôi mải mê trong trò ô ăn quan, trốn tìm. Là những buổi trưa ngóng mẹ đi chợ về để xúm lại lục tìm quà vặt. Là nơi ba kê chiếc bàn nhỏ, hãm ấm chè xanh chuyện trò cùng bác hàng xóm. Là nơi mẹ ngồi nghỉ chân sau buổi làm đồng. Nơi ấy, bà ngồi sàng gạo, những chú sẻ nâu sà xuống tìm thức ăn.
Chiều nay, tôi kê chiếc ghế nhỏ bên hiên nhà ngắm nhìn đám trẻ con hàng xóm chơi đùa bên nhà đối diện. Chúng rượt đuổi nhau cười giòn tan, rộn rã. Tuổi thơ tôi cũng từng như thế. Năm tháng qua đi, cứ mỗi lần nhớ về quê nhà, tôi lại thấy nao lòng những kỷ niệm dưới mái hiên nghèo thuở nhỏ cùng những người thương yêu và bạn bè chòm xóm.
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...