Hàng ngàn người dân Huế cổ vũ giải đua ghe truyền thống trên sông Đông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng ngàn người dân TP.Huế đã có mặt tại công viên Trịnh Công Sơn để xem, cổ vũ giải đua ghe truyền thống lần thứ I năm 2022 trên sông Đông Ba, chi lưu sông Hương.

Sáng 19.3, hàng ngàn người dân TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) đã có mặt tại công viên Trịnh Công Sơn (TP.Huế) để xem, cổ vũ giải đua ghe truyền thống lần thứ I năm 2022 trên sông Đông Ba, chi lưu sông Hương.

 

 Đường đua là đoạn sông Đông Ba nối với sông Hương, dưới chân cầu Gia Hội, TP.Huế. Ảnh: Lê Hoài Nhân
Đường đua là đoạn sông Đông Ba nối với sông Hương, dưới chân cầu Gia Hội, TP.Huế. Ảnh: Lê Hoài Nhân


Từ sáng sớm, hàng ngàn người đã đổ về khu vực công viên Trịnh Công Sơn và hai bên bờ sông Đông Ba, chi lưu sông Hương để chứng kiến cuộc so tài giữa các đội. Những tuyến đường ra khán đài chật kín người và xe. Trên sông hàng loạt thuyền của người dân cũng neo đậu thành hàng, sẵn sàng theo dõi diễn biến.

Không khí tại ngày hội nóng dần khi tiếng trống bắt đầu vang lên. Các đội đua tranh nhau từng nhịp chèo vô cùng khí thế. Trên bờ cổ động viên reo hò, đánh trống theo từng mái chèo của các đội, làm náo nhiệt cả một khúc sông.


 

 Các đội đua ghe nô nức tranh tài trong sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Ảnh: Lê Hoài Nhân
Các đội đua ghe nô nức tranh tài trong sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Ảnh: Lê Hoài Nhân

 
Với sự tham gia của 500 vận động viên nam nữ đến từ 12 đội đua của 12 phường, xã thuộc TP. Huế, giải đua ghe đã diễn ra sôi nổi, hào hứng suốt cả một khúc sông Đông Ba, chi lưu nối ra sông Hương.

Lần đẩu tiên có sự tham gia các địa phương sáp nhập

Giải đua ghe năm nay, lần đầu tiên được tổ chức tại công viên Trịnh Công Sơn với sự tham của các đơn vị phường, xã vừa sáp nhập về TP. Huế như: Thủy Bằng, Hương Vinh, Hương Phong, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thượng, Thuận An và Hải Dương.


 

 Khán giảqq vây kín cả hai bờ sông để xem đua ghe. Ảnh: Lê Hoài Nhân
Khán giảqq vây kín cả hai bờ sông để xem đua ghe. Ảnh: Lê Hoài Nhân


 
Đường đua xuất phát từ khu vực sông Hương (phía Cồn Hến) trải dài vào sông Đông Ba với cự ly đua bơi từ 800m - 900m/vòng. Các đội tham gia tranh tài 12 giải đua (còn gọi là độ đua): giải Tiền, giải Cúng và giải Phá, mỗi giải sẽ bơi 3 vòng 6 tráo (lộn vè - rốn); riêng các đội nam nữ sẽ bơi 2 vòng 4 tráo (vòng vè- rốn).

Lễ hội đua ghe thứ I năm 2022 trên sông Hương do TP. Huế tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 47 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên - Huế và 76 năm Ngày truyền thống ngành Thể thao Việt Nam.


 

Giải đua ghe truyền thống không thể thiếu phần thưởng là những chú lợn thịt để cúng. Ảnh: Lê Hoài Nhân
Giải đua ghe truyền thống không thể thiếu phần thưởng là những chú lợn thịt để cúng. Ảnh: Lê Hoài Nhân


Ngoài ý nghĩa chào mừng ngày giải phóng quê hương, giải đua ghe lần này còn để tăng mối đoàn kết giữa các đơn vị trên địa bàn TP. Huế sau khi mở rộng địa giới hành chính. Đây cũng là cơ hội quảng bá các hoạt động văn hóa - thể dục thể thao truyền thống, đồng thời kích cầu du lịch, tạo khí thế phấn khởi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
 

Theo Bùi Ngọc Long-Lê Hoài Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.