Hai bác sĩ "hot boy" vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họ có một đặc điểm chung là luôn biết cách tận dụng thế mạnh công nghệ thông tin để giúp được thật nhiều bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân nghèo.

Bác sĩ live stream các vấn đề sức khỏe

 

Bác sĩ Trần Quốc Khánh live stream trên Facebook.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh live stream trên Facebook.

Trang Facebook của bác sĩ Trần Quốc Khánh (34 tuổi, Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) có hàng chục ngàn người theo dõi, bấm like, hiển nhiên không phải vì anh đẹp trai như một nam diễn viên điện ảnh.

Từ năm 2016, bác sĩ Khánh thường xuyên live stream (phát trực tiếp) trên trang cá nhân để cung cấp cho cộng đồng thông tin và kiến thức về sức khỏe với mong muốn mọi người, từ bác xe ôm đến cô bán rau, miễn có smart phone đều có thể xem được.

Trong các video phát trực tiếp, bác sĩ Khánh đóng vai trò là diễn giả, cung cấp thông tin và tương tác, trả lời câu hỏi khán giả vừa xem vừa gửi tới. Năm 2017, các buổi live stream của bác sĩ Khánh tập trung các vấn đề sức khỏe thường thức như: ăn uống phòng ngừa ung thư, xử trí khi bị rắn cắn, ngộ độc thực phẩm...

Bác sĩ Khánh công tác tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2008, sau khi tốt nghiệp khóa 100 Trường ĐH Y Hà Nội và học xong bác sĩ đa khoa. Anh sinh ra tại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, Nghệ An (xã miền núi, sát biên giới với Lào), nơi mà phải đi bộ 18 km mới đến được trường tiểu học. Năm 6 tuổi, anh về sống với bà nội tại Hà Tĩnh để đi học dễ dàng hơn. Học giỏi, được tuyển thẳng vào ĐH, bác sĩ Khánh tâm niệm sẽ cố gắng để cứu giúp được thật nhiều bệnh nhân nghèo.

Bác sĩ Khánh và các đồng nghiệp nhiều lần mang quần áo, thuốc, sách vở tặng cho nhiều người bệnh ở các vùng khó khăn ở Hà Tĩnh, Yên Bái. Anh kêu gọi bạn bè ủng hộ để xây dựng học bổng, tặng cho sinh viên nghèo, hiếu học của Trường ĐH Y. Anh dùng Facebook, website cá nhân do mình lập ra để kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ các bệnh nhân khó khăn.

Tháng 11-2017, anh thực hiện đêm nhạc ra mắt “Quỹ đầu tư phẫu thuật cho bệnh nhân nghèo” tại Hà Tĩnh, quê hương anh. Hiện tại quỹ đã có 1 tỉ đồng, giúp được 10 trường hợp khó khăn đầu tiên với chi phí phẫu thuật mỗi ca 100 triệu đồng. “Tôi chỉ nghĩ đơn giản là sống để cho đi”, bác sĩ Khánh nói về việc mình làm.

Biệt danh “bàn tay ảo thuật”

 

Bác sĩ Phan Minh Hoàng.
Bác sĩ Phan Minh Hoàng.

Bác sĩ Phan Minh Hoàng (35 tuổi, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện quận 2, TP.HCM) được biết đến với biệt danh “bàn tay ảo thuật”, “giúp người muốn chết sống vui”, bởi anh từng phẫu thuật thành công, giúp nhiều bệnh nhân nghèo từng muốn chết vì bị bỏng nặng, bị tạt a xít, hoặc bị tai nạn lao động đến biến dạng cơ thể, có thể khỏe mạnh, trở về cuộc sống thường ngày.

Bác sĩ Phan Minh Hoàng từng đặt chân đến hầu hết tỉnh thành của VN để khám chữa bệnh cho người nghèo. Ngoài ra, anh đã đến Lào 10 lần, đến Campuchia 6 lần để giúp các bệnh nhân.

“Đi đến đâu gặp những người nghèo, cơ thể biến dạng vì tai nạn lao động, vì bị bỏng, bị tạt a xít, tôi đều đưa họ về bằng được Bệnh viện Q.2 để giúp họ có thể phẫu thuật”, bác sĩ Hoàng cho hay. Trường hợp bệnh nhân nữ Vũ Thị Loan (39 tuổi) bị tạt a xít nhầm ở TP.HCM, hay Phùng Thanh Liêm (ngụ Đắk Nông) bị bỏng xăng co rút tứ chi, đã được phẫu thuật thành công là những ví dụ điển hình.

“Tôi kêu gọi các bạn bè, nhà hảo tâm qua điện thoại, Facebook để hỗ trợ bệnh nhân”, bác sĩ Hoàng chia sẻ. Từ năm 2010, bác sĩ Hoàng đã sử dụng Facebook để đăng tải những thông tin về những chuyến đi khám chữa bệnh tình nguyện của mình và các bác sĩ về các địa phương trong cả nước. “Tôi muốn truyền lửa nhiệt huyết cho bác sĩ trẻ, sinh viên ngành y qua những thông tin, hình ảnh này”, bác sĩ Hoàng nói.

Bác sĩ Hoàng từng là Bí thư Đoàn Bệnh viện quận 2, hiện là Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM. Anh được T.Ư Hội LHTN VN tuyên dương là thầy thuốc trẻ VN tiêu biểu toàn quốc, Thành đoàn TP.HCM trao tặng giải thưởng Phạm Ngọc Thạch năm 2017.

Hiện bác sĩ Hoàng cùng các y bác sĩ Bệnh viện Q.2 xây dựng ngân hàng máu sống để có thể cứu trợ người bệnh khi cần thiết.

Thúy Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Khắc tinh của đối tượng truy nã

Khắc tinh của đối tượng truy nã

(GLO)- Đại úy Phan Công Hiền-Cán bộ Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh Gia Lai) là một trong những tấm gương tiêu biểu trong công tác “tầm nã”.

Gia Lai có 30 cộng tác viên Mạng lưới cộng đồng phòng-chống Lao hỗ trợ bệnh nhân lao tuân thủ điều trị

Gia Lai có 30 cộng tác viên Mạng lưới cộng đồng phòng-chống Lao hỗ trợ bệnh nhân lao tuân thủ điều trị

(GLO)- Theo Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), tỉnh Gia Lai có 30 cộng tác viên Mạng lưới cộng đồng phòng-chống Lao do SCDI thành lập; trong đó huyện Krông Pa có 20 người và 10 người tại huyện Ia Pa. Đây là 2 địa phương trọng điểm về bệnh lao tại tỉnh.

Thầy Vũ Văn Tùng (thứ 3 từ phải sang, người đại diện Tủ bánh mì 0 đồng) phối hợp với Trường THCS Phạm Hồng Thái và UBND xã Chư Băh trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H'Ngan (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Vũ Chi

Tủ bánh mì 0 đồng trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan

(GLO)- Hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, sáng 30-3, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người phụ trách Tủ bánh mì 0 đồng phối hợp với Ban Giám hiệu Trường THCS Phạm Hồng Thái, UBND xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan.